• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
3
4
4
8
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 30 Tháng Bảy 2015 1:40:00 CH

Lồng ghép vấn đề tài nguyên và môi trường trong văn kiện Đại hội đảng các cấp

 




 
Mới đây, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 389- CV/BCSĐTNMT gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về việc lồng ghép vấn đề tài nguyên và môi trường trong văn kiện Đại hội đảng các cấp.
 

 

 

Tài nguyên là tài sản quốc gia, là đầu vào của mọi nền kinh tế, cung cấp các điều kiện thiết yêu cho cuộc sống của con người; môi trường là nơi con người tồn tại và phát triên, cung cấp không gian cho các hoạt động kinh tế -xã hội; biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, có tính chất làm gia tăng cấp độ rủi ro, mức độ nguy hiểm của các vấn đề ô nhiềm môi trường, suy thoái tài nguyên, là thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia.

 

Việt Nam là quốc gia ven biển, dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu; tài nguyên có hạn trong khi nhu cầu khai thác, sử dụng tăng nhanh; môi trường chịu áp lực lớn từ quá trình phát triên kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên (QLTN) và bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là những vấn đề có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các vấn đề quan trọng nêu trên, bảo đảm phát triên bên vừng đất nước, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT; chỉ đạo lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT vào văn kiện trình đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Theo đó, vấn đề ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT cần được xem xét, đưa vào thành một nội dung riêng trong báo cáo chính trị của các Tỉnh ủy, Thành ủy; trong đó cần quan tâm, lưu ý một số yêu cầu trong tổng kết, đánh giá công tác ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT giai đoạn 2010 - 2015 và xây dựng nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể như sau:

 

Một là, tổng kết, đánh giá thực trạng công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trong đó lưu ý tới đánh giá chung tình hình chủ động ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT, tập trung vào các nội dung: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; tăng cường quản lý nhà nước; đa dạng hóa nguồn lực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH, QLTN và BVMT.

 

Đồng thời, tập trung đánh giá cụ thể tình hình ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

Hai là, về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiệm kỳ 2015 – 2020 cần tập trung vào việc tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trường xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển bền vững; tăng cường giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường hợp tác, đa dạng hóa nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do rủi ro thiên tai; tăng cưòng quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia. Đặc biệt cần tăng cường phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; đẩy mạnh cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

 

 

 

 

Theo Website Bộ TNMT.

 


Số lượt người xem: 4449    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm