• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
3
7
0
6
6
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 21 Tháng Tư 2015 7:45:00 SA

Thiết lập cơ sở pháp lý toàn cầu kiểm soát, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu

Đây là mục đích chính của việc phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (sau đây gọi tắt là Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto).

 

 

 
 
Mới đây, theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ vừa có Tờ trình số 161/TT-CP gửi Chủ tịch nước về việc ký Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto. Nội dung chính của Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto là:“Các Bên thuộc Phụ lục I của Công ước khí hậu sẽ độc lập hoặc cùng nhau, đảm bảo rằng tổng lượng phát thải khí tính theo khí CO2 tương đương do các hoạt động của con người với các khí nhà kính được liệt kê trong Phụ lục A của Nghị định thư Kyoto không vượt quá mức cho phép của họ. Mức này được tính theo giới hạn phát thải định lượng và cam kết giảm nhẹ được mô tả tại Phụ lục B của Nghị định thư Kyoto và phù hợp với các quy định của Điều 1 Bản sửa đổi, bổ sung Doha để giảm tổng phát thải các khí nhà kính nêu trên ít nhất 18% so với mức phát thải năm 1990 trong thi kỳ cam kết lần thứ hai từ năm 2013 đến năm 2020”.
 

Nội dung Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm đưa ra và thực hiện các mức cam kết mới về cắt giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính của các nước phát triển trong thời kỳ cam kết lần thứ hai của Nghị định thư Kyoto (2013-2020).

 

Mục đích chính của việc phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto là thiết lập cơ sở pháp lý toàn cầu về kiểm soát, giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 2°c vào cuối thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp, bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu.

 

Bản sửa đổi, bổ sung này có thể có hiệu lực thi hành trước tháng 12 năm 2015.

253 dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) - giảm 137 triệu tấn CO2 tương đương trong thời kỳ tín dụng

 

Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2005, yêu cầu các nước phát triển (các Bên thuộc Phụ lục I) phải đưa ra cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính định lượng thấp hơn mức năm 1990 với tỷ lệ trung bình 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto từ năm 2008 đến năm 2012.

 

Sau khi ký Nghị định thư Kyoto và đã trở thành nước thành viên tham gia Nghị định thư, Việt Nam đã tích cực triển khai các hoạt động thực hiện Nghị định thư Kyoto. Đến nay đã có 253 dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) được đăng ký quốc tế với tổng lượng khí nhà kính giảm được khoảng 137 triệu tấn CO2 tương đương trong thời kỳ tín dụng.

 

Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất

Để tiếp tục thực hiện Nghị định thư Kyoto trong thời kỳ cam kết lần thứ hai từ năm 2013 đến năm 2020, Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã đề nghị các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto xem xét phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto. Do vậy, việc Việt Nam tham gia và phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto là cần thiết, phù hợp với tình hình phát triển bền vững của đất nước cũng như thể hiện quyết tâm của Việt Nam cùng phối hợp với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Đồng thời sẽ có tác động tích cực đến thị trường các-bon toàn cầu, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển như Việt Nam tiếp nhận hỗ trợ quốc tế về tài chính, công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh cũng như thúc đẩy các hoạt động đầu tư của các nước phát triển vào các dự án, chương trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Cơ chế CDM của Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.

 

Việc phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto không ràng buộc thêm trách nhiệm, nghĩa vụ của Việt Nam - một nước thành viên tham gia Nghị định thư Kyoto. Nội dung Bản sửa đổi, bổ sung Doha này phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan khác mà Việt Nam tham gia, trong đó có Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, Công ước Đa dạng sinh học cũng như phù hợp với các chủ trương, chính sách của Việt Nam nêu trong các văn bản pháp luật như Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014), Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (năm 2010), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (năm 2011), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (năm 2012), Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới (năm 2012).

 

 

 

Theo Website Bộ TNMT.

 


Số lượt người xem: 2705    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm