• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
4
2
5
6
6
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 19 Tháng Mười Hai 2014 9:25:00 SA

Chính sách thuế môi trường: Cần ưu đãi hơn với doanh nghiệp vì môi trường

(TN&MT) - Chính sách thuế bảo vệ môi trường là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, điều hoà các quan hệ lợi ích giữa xã hội và doanh nghiệp góp phần nâng cao nhận thức về BVMT. Tuy nhiên, đến nay Luật Thuế BVMT vẫn chưa đưa ra được những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn hay ưu đãi đủ hấp dẫn để khuyến khích giảm tải ô nhiễm môi trường và phát huy vai trò của mình.
Công cụ quan trọng
 
 Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường, được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế. Đây là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hoá khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
 
Các quy định của chính sách thuế hiện hành đã có tác độngtích cực đến bảo vệ môi trường. Các khoản thu thuế góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, dùng để chi cho đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
 
Việc quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực môi trường đã làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường như: Áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, sử dụng nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường.
 
Cần tập trung các biện pháp ưu đãi đối với thuế trực thu trong việc khuyến khích giảm thiểu ô nhiễm môi trường
 
Nhìn lại những con số thống kê của Bộ Tài chính sau khi Luật thuế BVMT có hiệu lực và đi vào cuộc sống cho thấy, số thu thuế tài nguyên bình quân từ năm 2010 - 2012 là 35.542 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 5,54% tổng thu ngân sách. Trong đó, tổng thu thuế tài nguyên (trừ dầu khí) bình quân 3 năm (2010 - 1012) là 5.701 tỷ đồng, chiếm 16% tổng số thu thuế tài nguyên và chiếm 1,43% tổng thu thuế nội địa. Đây là khoản thu điều tiết 100% cho ngân sách địa phương, tạo nguồn cho ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường nơi khai thác và góp phần đảm bảo an sinh xã hội địa phương.
 
Có thể khẳng định, sự ra đời của Luật Thuế bảo vệ môi trường thể hiện quan điểm nhất quán của Nhà nước trong việc sử dụng công cụ thuế để điều tiết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường, hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn thể cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
 
Cần ưu đãi, khuyến khích giảm ô nhiễm
 
 Không thể phủ nhận vai trò của chính sách thuế BVMT, tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề đặt ra khi thực thi loại thuế này, như việc xác định mức thuế suất như thế nào đối với các doanh nghiệp và các vùng lãnh thổ khác nhau, căn cứ tính thuế dựa trên tổng lượng phát thải của đơn vị sản xuất kinh doanh  được xác định như thế nào còn phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường, hay vấn đề đánh thuế vào sản phẩm đảm bảo cho môi trường được sản xuất theo quy mô, công nghệ tiên tiến, sạch hơn, đâu là sản phẩm gây ô nhiễm môi trường do sản xuất không đảm bảo về mặt môi trường…
 
Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả BVMT ở Việt Nam, Nhà nước cần tập trung các biện pháp ưu đãi đối với thuế trực thu trong việc khuyến khích giảm thiểu ô nhiễm môi trường; ưu đãi thuế thu nhập DN đối với các DN có sử dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sạch trong sản xuất sản phẩm... Tuy nhiên, để giải pháp này phát huy được tác dụng, cần quy định rõ: Những hoạt động nào là hoạt động xử lý chất thải, những chi phí nào sẽ được tính trừ; tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các dự án làm sạch môi trường bằng cách cho áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN thấp (10%) trong suốt quá trình thực hiện dự án.
 
 Đơn cử, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió... nên được áp dụng cơ chế ưu đãi tối ưu như miễn thuế trong 4 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (mức ưu đãi cao nhất trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành); đồng thời, cho phép áp dụng mức thuế suất thấp như đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, môi trường - đó là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.
 
Các chi phí liên quan đến việc tìm kiếm và sử dụng nguồn năng lượng sạch cũng cho phép được tính gấp đôi khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Những ưu đãi này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sạch.
 
                                                                                                                                           (Theo Báo Tài nguyên và Môi trường).

Số lượt người xem: 3893    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm