• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
3
3
5
9
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 19 Tháng Mười Hai 2014 8:15:00 SA

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến Cần Giờ

Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của TP.HCM, diện tích rừng ngập mặn chiếm 50% tổng diện tích của huyện.



Ngày 15-12, tại huyện Cần Giờ, TP.HCM, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển Đông Nam Á khu vực rừng dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, giai đoạn 2011-2014”.

Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của TP.HCM, diện tích rừng ngập mặn chiếm 50% tổng diện tích của huyện. Huyện có thế mạnh về phát triển ngành thủy sản và kinh tế biển.

Tuy nhiên, nơi đây cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng của khu vực hạ lưu sông Mê Kông.

Với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, trong giai đoạn 2011 - 2014, các tiểu dự án đã mang lại kết quả rất lớn trong việc bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ và nâng cao thu nhập cho người dân sinh sống tại đây.

Cụ thể, bao gồm các dự án như: thiết lập mô hình nhóm hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng ngập mặn; dự án xây dựng lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng ven biển.

Đặc biệt, dự án cải thiện sinh kế cho hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ rừng ngập mặn thông qua mô hình sản xuất đầm, nuôi hàu, ốc len... dưới tán rừng đã giúp người dân nâng cao thu nhập, yên tâm hơn với nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng.

Đại diện Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho rằng, rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển rất quan trọng, là vùng đệm để chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, các hoạt động xâm phạm rừng ngập mặn Cần Giờ như đánh bắt cá, chặt cây... của người dân vẫn diễn ra. Mặc dù ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ đã phối hợp với các hộ được giao đất rừng tham gia bảo vệ rừng trong khu vực được giao, song do không đủ thẩm quyền và năng lực để ngăn chặn sự xâm phạm rừng nên việc phối hợp trước đó không thực sự hiệu quả.

Các hoạt động của dự án đã góp phần nâng cao năng lực cho người dân tại đây trong việc chống chịu với biến đổi khí hậu; đồng thời hỗ trợ việc bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ sau khi dự án kết thúc.

Dự án cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu tại vùng ven biển Đông Nam Á được thực hiện tại 8 tỉnh, thành ven biển thuộc 3 nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và người dân trong việc lập kế hoạch và thích ứng với những rủi ro do thời tiết gây ra trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, dự án được thực hiện tại các tỉnh, thành chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu là khu vực huyện Cần Giờ (TP.HCM), Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre.

 

 

 Theo Báo Tuổi Trẻ Online


Số lượt người xem: 4043    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm