• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
3
4
5
7
4
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 18 Tháng Mười Hai 2014 3:00:00 CH

TPHCM triển khai di dời 24 doanh nghiệp gây ô nhiễm

Ngày 15-12, Sở Công thương TPHCM đã tiếp xúc với 24 doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm phải di dời.

TPHCM triển khai di dời 24 doanh nghiệp gây ô nhiễm

Thứ ba, 16/12/2014, 00:19 (GMT+7)

 

(SGGP). - Ngày 15-12, Sở Công thương TPHCM đã tiếp xúc với 24 doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm phải di dời.

Tại cuộc tiếp xúc, nhiều doanh nghiệp thừa nhận, quy mô sản xuất của họ quá nhỏ, không đủ chi phí để đầu tư, vận hành hệ thống xử lý chất thải. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của họ cũng đã diễn ra khá nhiều năm. Chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở và người dân thường xuyên khiếu kiện, trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều đồng thuận di dời.

Việc Khu công nghiệp Đông Nam tiếp nhận các doanh nghiệp di dời đến nhưng doanh nghiệp phải chi trả chi phí thuê đất và chi phí vận hành xử lý chất thải. Với một số doanh nghiệp, chi phí này cần phải được tính toán thêm để phù hợp với sức chịu tải lâu dài. Về phía Sở Công thương cho biết, sẽ đẩy nhanh tiến độ để di dời các doanh nghiệp trong năm 2015. Riêng những trường hợp không đáp ứng yêu cầu di dời sẽ bị buộc ngưng hoạt động vì không thể sản xuất mà gây hại cho môi trường và chất lượng sống của người dân.

 

MINH XUÂN

 

Khánh thành cảng Tân Cảng - Hiệp Phước giai đoạn 1

(SGGP). - Ngày 15-12, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức khánh thành cảng Tân Cảng - Hiệp Phước giai đoạn 1 và đón chuyến tàu đầu tiên mang tên Saigon Bridge của Hãng tàu SITC cập cảng.

Dự án cảng Tân Cảng - Hiệp Phước gồm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 với nhiều hạng mục quan trọng như 1 cầu tàu với chiều dài 300m, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 5 vạn tấn và 253m bến sà lan, 12ha bãi hàng; trang thiết bị gồm 3 cẩu bờ, 1 cẩu Liebherr, 4 cẩu RTG 6+1 và các thiết bị chuyên dùng khác. Giai đoạn 2 với 120m cầu tàu, 8ha bãi hàng và các phương tiện thiết bị tương ứng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6-2015. Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước đi vào hoạt động được coi là “bến nối dài” của cảng Tân Cảng - Cát Lái và là một trong phân khúc trọng tải tàu từ 5 vạn đến 7 vạn tấn trên luồng Soài Rạp là điểm kết nối hàng hóa quan trọng của các nước vùng nội Á.

 

ĐÌNH LÝ

 

Xử lý triệt để dầu nhớt thải để bảo vệ môi trường

(SGGP).- Ngày 15-12, Tổng cục Môi trường đã tổ chức buổi hội thảo giải pháp thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo Tổng cục Môi trường, mỗi năm ước tính có hơn 300.000 tấn dầu nhớt được thải ra sau khi sử dụng nhưng công tác thu hồi và xử lý dầu nhớt thải chưa được quản lý chặt chẽ. Hiện tại, dầu nhớt sau khi sử dụng chủ yếu được bán cho các đầu mối thu gom nhỏ lẻ dưới dạng can nhựa, phuy nhựa và được vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Lượng nhớt thải này sau đó được chuyển về các cơ sở xử lý với công nghệ lạc hậu, kém chất lượng và lại bán ra thị trường, gây hại đến môi trường, quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng cũng như uy tín của nhà sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực trạng này cũng đang gây nguy hại cho môi trường tự nhiên như đất trồng trọt, nguồn nước và sức khỏe con người.

PGS-TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, để triển khai Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2005, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1-1-2015, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thuộc nhóm hóa chất dùng trong công nghiệp, điển hình là dầu nhớt. Việc này nhằm gắn trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra thị trường cho đến khi sản phẩm đó được xử lý đảm bảo an toàn đối với môi trường, thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- See more at: http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2014/12/370049/#sthash.tElcHCqF.dpuf

 

Tại cuộc tiếp xúc, nhiều doanh nghiệp thừa nhận, quy mô sản xuất của họ quá nhỏ, không đủ chi phí để đầu tư, vận hành hệ thống xử lý chất thải. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của họ cũng đã diễn ra khá nhiều năm. Chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở và người dân thường xuyên khiếu kiện, trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều đồng thuận di dời.

Việc Khu công nghiệp Đông Nam tiếp nhận các doanh nghiệp di dời đến nhưng doanh nghiệp phải chi trả chi phí thuê đất và chi phí vận hành xử lý chất thải. Với một số doanh nghiệp, chi phí này cần phải được tính toán thêm để phù hợp với sức chịu tải lâu dài. Về phía Sở Công thương cho biết, sẽ đẩy nhanh tiến độ để di dời các doanh nghiệp trong năm 2015. Riêng những trường hợp không đáp ứng yêu cầu di dời sẽ bị buộc ngưng hoạt động vì không thể sản xuất mà gây hại cho môi trường và chất lượng sống của người dân.

MINH XUÂN

Khánh thành cảng Tân Cảng - Hiệp Phước giai đoạn 1

(SGGP). - Ngày 15-12, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức khánh thành cảng Tân Cảng - Hiệp Phước giai đoạn 1 và đón chuyến tàu đầu tiên mang tên Saigon Bridge của Hãng tàu SITC cập cảng.

Dự án cảng Tân Cảng - Hiệp Phước gồm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 với nhiều hạng mục quan trọng như 1 cầu tàu với chiều dài 300m, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 5 vạn tấn và 253m bến sà lan, 12ha bãi hàng; trang thiết bị gồm 3 cẩu bờ, 1 cẩu Liebherr, 4 cẩu RTG 6+1 và các thiết bị chuyên dùng khác. Giai đoạn 2 với 120m cầu tàu, 8ha bãi hàng và các phương tiện thiết bị tương ứng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6-2015. Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước đi vào hoạt động được coi là “bến nối dài” của cảng Tân Cảng - Cát Lái và là một trong phân khúc trọng tải tàu từ 5 vạn đến 7 vạn tấn trên luồng Soài Rạp là điểm kết nối hàng hóa quan trọng của các nước vùng nội Á.

ĐÌNH LÝ

Xử lý triệt để dầu nhớt thải để bảo vệ môi trường

(SGGP).- Ngày 15-12, Tổng cục Môi trường đã tổ chức buổi hội thảo giải pháp thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo Tổng cục Môi trường, mỗi năm ước tính có hơn 300.000 tấn dầu nhớt được thải ra sau khi sử dụng nhưng công tác thu hồi và xử lý dầu nhớt thải chưa được quản lý chặt chẽ. Hiện tại, dầu nhớt sau khi sử dụng chủ yếu được bán cho các đầu mối thu gom nhỏ lẻ dưới dạng can nhựa, phuy nhựa và được vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Lượng nhớt thải này sau đó được chuyển về các cơ sở xử lý với công nghệ lạc hậu, kém chất lượng và lại bán ra thị trường, gây hại đến môi trường, quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng cũng như uy tín của nhà sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực trạng này cũng đang gây nguy hại cho môi trường tự nhiên như đất trồng trọt, nguồn nước và sức khỏe con người.

PGS-TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, để triển khai Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2005, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1-1-2015, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thuộc nhóm hóa chất dùng trong công nghiệp, điển hình là dầu nhớt. Việc này nhằm gắn trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra thị trường cho đến khi sản phẩm đó được xử lý đảm bảo an toàn đối với môi trường, thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường

 

 

Theo Báo SGGP.


Số lượt người xem: 3240    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm