• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
3
7
7
5
8
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 19 Tháng Mười 2016 7:35:00 SA

Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

 





 
Thực hiện Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm hoàn thiện hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
 
 

Kết quả đo đạc bản đồ địa chính mang lại nhiều chuyển biến tích cực

Kết quả thực hiện cho thấy việc tổ chức, triển khai thực hiện đo đạc bản đồ địa chính trong năm qua ở các địa phương đã có những chuyển biến tích cực, kinh phí thực hiện ở nhiều địa phương đã được đầu tư nhiều hơn những năm trước; việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã được các địa phương chú trọng triển khai theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay đã có nhiều mô hình cơ sở dữ liệu ở phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện đã hình thành và phát huy hiệu quả như các tỉnh Đồng Nai, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long và một số huyện, quận thị xã, thành phố khác thuộc các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và thành phố Hải Phòng.


 

Còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Qua triển khai thực tế cho thấy cũng còn một số khó khăn, vướng mắc như tình trạng khá phổ biến hiện nay là diện tích đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận trao đến người sử dụng đất còn chưa tương xứng với kế hoạch đầu tư; hầu hết các tỉnh đang triển khai dự án trước đây đã từng đo đạc lập bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nay hoặc do bản đồ đã cũ, chất lượng không đảm bảo hoặc do biến động quá lớn (do công tác theo dõi biến động không được quan tâm đúng mức, thiếu kinh phí dẫn đến mức độ biến động lớn không kiểm soát nổi), phải đo mới lại hoặc chỉnh lý biến động đồng loạt.

 

Việc đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng phần nhiều là các trường hợp khó thực hiện do không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp hoặc đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng không thể giải quyết ngay trong thời gian ngắn.

 

Văn phòng đăng ký đất đai ở hầu hết các địa phương đang còn rất thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ, các điều kiện về nhà làm việc, kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn còn nhiều khó khăn; kinh phí đầu tư thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính của các địa phương còn hạn chế, tiền thu từ đất hàng năm đều phải điều tiết phân chia theo hướng đảm bảo ưu tiên chi phí đầu tư (bao gồm các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng theo phê duyệt, trích quỹ phát triển quỹ đất).

 

Nhiều tỉnh chỉ đầu tư kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính và phân cấp cho huyện và xã tự lo kinh phí thực hiện cấp giấy, gây nên tình trạng đo vẽ xong bản đô mà không thực hiện được việc cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính. Nhiều địa phương, nhất là cấp huyện hầu như không có đầu tư cho hoạt động đăng ký thường xuyên của Văn phòng đăng ký, đây là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng không cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính hiện nay ở các địa phương.

 


Giải pháp và kế hoạch triển khai trong thời gian tới

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả về hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với địa phương rà soát, thống kê các trường hợp chưa đo đạc bản đồ địa chính ở từng xã, phường, thị trấn; thống kê các trường hợp đã đo đạc bản đồ địa chính nhưng chưa cấp giấy chứng nhận ở từng xã, phường, thị trấn, nay đã biến động phải đo mới để cấp giấy chứng nhận không thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính được.

 

Ngoài ra, quan trọng là phải bố trí đủ kinh phí từ ngân sách (bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của tỉnh) cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính thục hiện đối với các xã, phường, thị trấn chưa có bản đồ địa chính. Hạn chế đo vẽ bản đồ địa chính đối với loại đất và địa bàn đã cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, kể cả trường hợp đã có thiết kế kỹ thuật và dự toán đo vẽ bản đồ địa chính được duyệt nhưng chưa triển khai.




Nguồn: CTTĐT

 

 


Số lượt người xem: 4299    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm