• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
3
6
5
3
1
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 02 Tháng Bảy 2015 7:15:00 SA

Chưa quan tâm đúng mức phát triển đô thị tăng trưởng xanh

Cần quan tâm, chú trọng để giải quyết các nút thắt trong tăng trưởng, đó là vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam - 2015” được tổ chức ngày 29-6 tại Bộ Xây dựng.

Chưa quan tâm đúng mức phát triển đô thị tăng trưởng xanh

 

Cần quan tâm, chú trọng để giải quyết các nút thắt trong tăng trưởng, đó là vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam - 2015” được tổ chức ngày 29-6 tại Bộ Xây dựng.

Bên lề hội thảo, một lãnh đạo của Bộ Xây dựng đã chia sẻ một chi tiết không vui, đó là cho đến thời điểm này, nhiều vị lãnh đạo địa phương và đa số người dân vẫn nghĩ đơn giản là xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là trồng nhiều cây xanh. Trong khi, khái niệm tăng trưởng xanh cần được hiểu là làm cho quá trình tăng trưởng có hiệu quả về mặt tài nguyên, sạch hơn, nhanh chóng phục hồi hơn. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính sự “mù mờ” trong nhận thức này đã dẫn đến việc triển khai xây dựng đô thị xanh trong những năm qua ở nhiều địa phương diễn ra quá chậm chạp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Mỹ Linh nhìn nhận, các đô thị của Việt Nam đang có nhiều tồn tại, bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển, đây là những nút thắt trong nỗ lực phát triển bền vững. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, xếp hạng năng lực cạnh tranh của các đô thị Việt Nam còn rất khiêm tốn, điểm số cạnh tranh TPHCM mới đạt 39 điểm trong khi Bangkok là 60, Seoul là 78, Tokyo là 94. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng của các đô thị Việt Nam còn khá đơn điệu. Giữa các đô thị, đặc biệt là các đô thị vừa và nhỏ đang có sự cạnh tranh lẫn nhau, không phát huy được các lợi thế so sánh đặc trưng của mỗi địa phương. Đặc biệt, nhiều đô thị đang ưu tiên phát triển kinh tế mà quên đi những phí tổn tài nguyên môi trường. Đã có những ví dụ đáng buồn về việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường vì lý do lợi nhuận kinh tế.

Theo Bộ Xây dựng, để thúc đẩy xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được xác định là rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch cải tạo đô thị để đến năm 2020, các đô thị phải đạt mức trung bình trở lên trong hệ thống chỉ số đô thị xanh.

 

Thứ ba, 30/06/2015, 08:58 (GMT+7)

 

 

Cần quan tâm, chú trọng để giải quyết các nút thắt trong tăng trưởng, đó là vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Xây dựng đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam - 2015” được tổ chức ngày 29-6 tại Bộ Xây dựng.

Bên lề hội thảo, một lãnh đạo của Bộ Xây dựng đã chia sẻ một chi tiết không vui, đó là cho đến thời điểm này, nhiều vị lãnh đạo địa phương và đa số người dân vẫn nghĩ đơn giản là xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là trồng nhiều cây xanh. Trong khi, khái niệm tăng trưởng xanh cần được hiểu là làm cho quá trình tăng trưởng có hiệu quả về mặt tài nguyên, sạch hơn, nhanh chóng phục hồi hơn. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính sự “mù mờ” trong nhận thức này đã dẫn đến việc triển khai xây dựng đô thị xanh trong những năm qua ở nhiều địa phương diễn ra quá chậm chạp.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Mỹ Linh nhìn nhận, các đô thị của Việt Nam đang có nhiều tồn tại, bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển, đây là những nút thắt trong nỗ lực phát triển bền vững. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, xếp hạng năng lực cạnh tranh của các đô thị Việt Nam còn rất khiêm tốn, điểm số cạnh tranh TPHCM mới đạt 39 điểm trong khi Bangkok là 60, Seoul là 78, Tokyo là 94. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng của các đô thị Việt Nam còn khá đơn điệu. Giữa các đô thị, đặc biệt là các đô thị vừa và nhỏ đang có sự cạnh tranh lẫn nhau, không phát huy được các lợi thế so sánh đặc trưng của mỗi địa phương. Đặc biệt, nhiều đô thị đang ưu tiên phát triển kinh tế mà quên đi những phí tổn tài nguyên môi trường. Đã có những ví dụ đáng buồn về việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường vì lý do lợi nhuận kinh tế.

Theo Bộ Xây dựng, để thúc đẩy xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được xác định là rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch cải tạo đô thị để đến năm 2020, các đô thị phải đạt mức trung bình trở lên trong hệ thống chỉ số đô thị xanh.

 

- See more at: http://sggp.org.vn/moitruongdothi/2015/6/388391/#sthash.e8f1WqYn.dpufChưa quan tâm đúng mức phát triển đô thị tăng trưởng xanh

 

 

Bên lề hội thảo, một lãnh đạo của Bộ Xây dựng đã chia sẻ một chi tiết không vui, đó là cho đến thời điểm này, nhiều vị lãnh đạo địa phương và đa số người dân vẫn nghĩ đơn giản là xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là trồng nhiều cây xanh. Trong khi, khái niệm tăng trưởng xanh cần được hiểu là làm cho quá trình tăng trưởng có hiệu quả về mặt tài nguyên, sạch hơn, nhanh chóng phục hồi hơn. Điều này đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính sự “mù mờ” trong nhận thức này đã dẫn đến việc triển khai xây dựng đô thị xanh trong những năm qua ở nhiều địa phương diễn ra quá chậm chạp.

 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Mỹ Linh nhìn nhận, các đô thị của Việt Nam đang có nhiều tồn tại, bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển, đây là những nút thắt trong nỗ lực phát triển bền vững. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, xếp hạng năng lực cạnh tranh của các đô thị Việt Nam còn rất khiêm tốn, điểm số cạnh tranh TPHCM mới đạt 39 điểm trong khi Bangkok là 60, Seoul là 78, Tokyo là 94. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng của các đô thị Việt Nam còn khá đơn điệu. Giữa các đô thị, đặc biệt là các đô thị vừa và nhỏ đang có sự cạnh tranh lẫn nhau, không phát huy được các lợi thế so sánh đặc trưng của mỗi địa phương. Đặc biệt, nhiều đô thị đang ưu tiên phát triển kinh tế mà quên đi những phí tổn tài nguyên môi trường. Đã có những ví dụ đáng buồn về việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường vì lý do lợi nhuận kinh tế.

 

Theo Bộ Xây dựng, để thúc đẩy xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được xác định là rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể và lập kế hoạch cải tạo đô thị để đến năm 2020, các đô thị phải đạt mức trung bình trở lên trong hệ thống chỉ số đô thị xanh.

 

 

Theo Báo SGGP. 


Số lượt người xem: 2743    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm