• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
8
4
5
8
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 08 Tháng Mười Hai 2017 2:25:00 CH

TP.HCM sẽ phân vùng cấm khai thác nước ngầm

 

TTO - Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, chia sẻ tại buổi tọa đàm “Giải pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước ngầm” do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 7-12.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ

Trong tháng 12-2017, Bộ TN-MT sẽ có quyết định mới thay thế quyết định 15 về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Trên cơ sở đó, Sở TN-MT sẽ xây dựng bản đồ cấm khai thác nước ngầm
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Ảnh HỮU KHOA

Nhiều đại biểu dự buổi tọa đàm đồng tình rằng nguồn nước ngầm hiện nay nếu được quản lý, khai thác tốt sẽ là nguồn nước dự phòng an toàn trong điều kiện nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm.

Giám sát kỹ việc khoan giếng

Thạc sĩ Nguyễn Phát Minh, nguyên trưởng bộ môn địa chất thủy văn - địa chất công trình - địa chất môi trường (ĐH KHTN), cho biết có thời điểm việc khoan giếng tràn lan. Do kỹ thuật khoan giếng, cách sử dụng giếng nước gần như không được giám sát chặt chẽ nên đã góp phần làm  nguồn nước giếng ô nhiễm. 

"Có những giếng khoan sơ sài nằm cạnh nhà vệ sinh, cách làm giếng không tốt khiến nguồn nước ô nhiễm thẩm thấu vào... là chuyện khó tránh khỏi. Đó là chưa kể một số khu vực tầng nước ngầm còn bị xâm nhập mặn và hóa chất khác" - ông Minh nói.

Ông Ngô Cao Lẫm - trưởng khoa sức khỏe môi trường Trung tâm Y tế dự phòng - thông tin thêm: Quá trình giám sát nước giếng tại các hộ dân từ năm 2014 đến nay cho thấy chất lượng nước nhiều nơi không đạt yêu cầu. Trong đó đáng lo ngại là vi khuẩn Ecoli, Coliform và chất nitrat, nitrit có trong nước mà một số công đoạn lắng lọc bình thường không loại bỏ được, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Ở góc độ quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho hay sẽ tiếp thu các ý kiến liên quan đến vấn đề cần phải giám sát chặt chẽ từ đầu vào - tức kỹ thuật khoan giếng đến quá trình bảo quản, sử dụng cũng như trám lấp, bởi nếu làm tốt vấn đề này sẽ giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Tuy nhiên, bà Mỹ cho rằng địa phương là đơn vị gần dân nhất nên công tác giám sát từ khâu khoan giếng, bảo quản, sử dụng... là hiệu quả nhất.

 

Ông Trần Văn Su (Q.12, TP.HCM) sử dụng nước giếng để rửa rau - Ảnh: HỮU KHOA

Lên kế hoạch hạn chế khai thác nước ngầm

Thạc sĩ Nguyễn Phát Minh cho rằng ngành cấp nước đang bị áp lực do đầu tư mạng lưới rất nhiều, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhưng không vì thế mà "buộc" người dân bỏ nước giếng để chuyển sang xài nước máy. Thay vào đó Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) cần có điều chỉnh trong chiến lược cấp nước. 

"Nên tập trung đầu tư cấp nước sạch những khu, cụm dân cư tập trung, nơi nguồn nước ngầm ô nhiễm. Còn những địa bàn quá rộng lớn, chất lượng nước ngầm còn tốt thì vẫn để dân dùng nhưng nên có giải pháp giám sát kỹ thuật khoan giếng, cách bảo quản sử dụng" - thạc sĩ Minh đề xuất.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sử - phó tổng giám đốc Sawaco - cho rằng các cơ quan chức năng cần ban hành khu vực nào nước ngầm bị ô nhiễm, khu nào nước ngầm bị hụt..., trách nhiệm Sawaco phải đầu tư hệ thống cấp nước sạch. Còn những nơi nước ngầm còn tốt thì để Sawaco phân kỳ đầu tư, như vậy việc đầu tư cấp nước sạch đạt hiệu quả hơn.

Liên quan các chính sách hạn chế, cấm khai thác nước ngầm, bà Mỹ cho biết sở vừa trình UBND TP kế hoạch hạn chế khai thác nước ngầm cũng như kế hoạch trám lấp các giếng khoan. 

Theo đó, TP đặt mục tiêu giảm trữ lượng khai thác hiện nay từ 716.000 m3/ngày còn khoảng 330.000 m3/ngày vào năm 2019 và còn 100.000 m3/ngày vào năm 2025. Khi kế hoạch được ban hành, sẽ có những cơ chế chính sách kèm theo để hỗ trợ kinh phí cho các trường hợp trám lấp giếng trong các hộ dân.

"Trong tháng 12-2017, Bộ TN-MT sẽ có quyết định mới thay thế quyết định 15 về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Trên cơ sở đó, Sở TN-MT sẽ xây dựng bản đồ cấm khai thác nước ngầm" - bà Mỹ thông tin.

Năm 2018, gắn đồng hồ nước đến từng hộ dân

 

Ông Bùi Thanh Giang - Ảnh: HỮU KHOA

Ông Bùi Thanh Giang, phó tổng giám đốc Sawaco, cho biết hiện vẫn còn hơn 40.000 hộ dùng nước sạch bằng các phương pháp khác như đồng hồ tổng, bồn nước tập trung. Trong năm 2018, Sawaco sẽ hoàn thành việc gắn đồng hồ nước đến từng hộ dân.

Ông Lê Hữu Quang, trưởng phòng kinh doanh dịch vụ khách hàng của Sawaco, cho biết thêm đơn vị đã có nhiều chính sách để vận động người dân chuyển từ dùng nước giếng sang sử dụng nước máy. Sawaco cũng thí điểm giá nước linh hoạt cho các khu công nghiệp - khu chế xuất. Các đơn vị trong khu công nghiệp giảm lượng khai thác nước giếng thì sẽ được giảm giá nước sạch tương ứng cho số lượng nước giếng đã giảm.

Phải trám lấp giếng đúng kỹ thuật

 

Ảnh: HỮU KHOA

Thạc sĩ Nguyễn Phát Minh cho rằng không chỉ quá trình khoan giếng, sử dụng chưa được giám sát kỹ thuật là nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, mà quá trình trám lấp giếng sơ sài cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm.

Một giếng khoan khi không còn sử dụng không phải chỉ dùng bêtông, ximăng bít sơ sài vào ống khoan là xong. Để đảm bảo không để nguồn nước, chất ô nhiễm xâm nhập vào đường ống này khi không còn sử dụng, cần phải bơm vữa, bêtông vào đường ống với áp lực 10 kg/cm2.

 

 

Nguồn: tuoitre.vn

 


Số lượt người xem: 2167    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm