■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
0
8
2
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 30 Tháng Tám 2017 1:35:00 CH

TPHCM tìm tiền cho các chương trình tạo đột phá

 


TTO - Để thực hiện 7 chương trình đột phá TP.HCM cần đến số vốn 850.000 tỉ đồng. Ngân sách chỉ đáp ứng được 20% vì thế huy động nguồn lực từ xã hội là cần thiết, và nhất thiết phải minh bạch.

 

 
TPHCM tìm tiền cho các chương trình tạo đột phá

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối nhà đầu tư với ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia các dự án thực hiện 7 chương trình đột phá của TP.HCM, sáng 24-8 - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND TP.HCM, đã cho biết như trên tại hội nghị “Kết nối nhà đầu tư với ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia các dự án thực hiện bảy chương trình đột phá của thành phố”, do UBND TP phối hợp cùng Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức sáng 24-8.

Đây cũng là hội nghị đầu tiên của thành phố về kết nối doanh nghiệp hạ tầng với ngân hàng nhằm tìm kiếm đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường hợp tác kết nối giữa doanh nghiệp với ngân hàng trên địa bàn trong thời gian tới.

Cần 850.000 tỉ đồng cho 7 chương trình đột phá của thành phố

8 dự án kết nối ngân hàng với số vốn vay 26.000 tỉ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP) giữa các nhà đầu tư và các ngân hàng cũng đã được ký kết ngay trong sáng cùng ngày.  

 

Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng về các vấn đề ô nhiễm, kẹt xe, nhập cư, biến đổi khí hậu... và đó không chỉ là trở ngại mà còn là rào cản tác động trực tiếp đến khả năng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của thành phố.

Ông Phong cho biết hiện nay nhu cầu đầu tư 7 chương trình đột phá của thành phố giai đoạn 2016-2020 rất lớn, ước tính khoảng 850.000 tỉ đồng, trong đó lĩnh vực giao thông, môi trường, chống ngập chiếm tỉ lệ khoảng 60%.

Tuy nhiên, khả năng ngân sách thành phố hiện chỉ đáp ứng được khoảng 20% tổng nhu cầu vốn đầu tư, và đó là thách thức lớn đối với thành phố trong thời gian tới.

Việc hoàn thành 7 chương trình đột phá sẽ tạo xung lực mới, có sức lan tỏa mạnh, giải phóng mọi tiềm năng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để thành phố phát triển, đồng thời giải quyết được những bức xúc trăn trở của người dân thành phố.

Đến nay, theo ông Phong, đã có 647 dự án tham gia chương trình kích cầu đầu tư với số vốn huy động 41.000 tỉ đồng, một đồng vốn ngân sách huy động được 14 từ nguồn vốn xã hội.

Chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp đã kết nối cho 36.000 doanh nghiệp với tổng số vốn vay là 680.000 tỉ đồng.

Thành phố cũng đã đẩy mạnh huy động nguồn vốn khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thông qua xã hội hóa đầu tư, PPP, và các mô hình đầu tư theo quy định của pháp luật nhằm tối ưu hóa và khai thác hết tiềm năng nguồn lực trong xã hội để tham gia đồng hành cùng thành phố.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM, tính đến thời điểm cuối tháng 7-2017, hệ thống các tổ chức tín dụng đã huy động được 1.885.600 tỉ đồng, tăng 6,08% so với thời điểm cuối năm 2016.

Trong số đó, về cơ cấu huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn (chiếm 52,86% trong tổng huy động vốn).

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt trên 1.600.000 tỉ đồng. Riêng tín dụng trung dài hạn đạt trên 52% tổng dư nợ tín dụng, cao hơn dư nợ tín dụng ngắn hạn, đã và đang tạo điểu kiện thuận lợi rất lớn cho doanh ngiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và phát triển hạ tầng của thành phố.

TPHCM tìm tiền cho các chương trình tạo đột phá

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (thứ 2 từ phải sang) trò chuyện với các đại biểu tại Hội nghị kết nối nhà đầu tư với ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia các dự án thực hiện 7 chương trình đột phá của TP.HCM, sáng 24-8 - Ảnh: TỰ TRUNG

TPHCM: Điểm lý tưởng thu hút PPP

Trở thành điểm đầu tư PPP lý tưởng của cả nước, ông Sử Ngọc Anh - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, cho biết đến nay trên địa bàn thành phố đã có 153 dự án được triển khai, với tổng mức đầu tư là 451.000 tỉ đồng.

Trong số đó, 23 dự án đã hoàn tất ký kết hợp đồng với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 71.127 tỉ đồng, trong đó có 17 dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, ba dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hai dự án thuộc lĩnh vực môi trường và một dự án thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội.

Bên cạnh đó, thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện 130 dự án khác, với tổng mức đầu tư dự kiến là 395.847 tỉ đồng, trong đó lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, môi trường, chỉnh trang, phát triển đô thị chiếm đa số, lên đến  93 dự án.

Theo ông Phạm Phú Quốc - Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), nếu vận dụng và triển khai thực hiện tốt, các dự án theo hình thức PPP nhiều khả năng có thể rút ngắn tiến độ thực hiện dựa vào việc rút ngắn các quy trình chọn lựa đơn vị cung cấp dịch vụ, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn thành, vừa hạn chế và chia sẻ được các rủi ro trong quá trình thực hiện.

Để có nguồn lực tài chính quy mô đủ lớn tài trợ cho các dự án PPP cũng như các dự án trọng điểm khác của thành phố, HFIC được thành phố giao chủ trì xây dựng Đề án huy động các nguồn lực trong dân cũng như nguồn kiều hối từ nước ngoài.

Triển khai nhiệm vụ này, HFIC đang nghiên cứu việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình… theo cơ chế doanh nghiệp tự vay tự trả, từ đó giảm áp lực nợ công cho ngân sách thành phố.

“Mặc dù số lượng dự án hình thức đầu tư PPP không lớn, chỉ chiếm khoảng 5% số dự án đầu tư công của thành phố, nhưng nguồn vốn huy động từ các nguồn vốn này rất lớn, gấp 5 lần nguồn lực đầu tư công của thành phố giai đoạn 2011-2015. Đây là một trong những giải pháp phù hợp với các địa phương có nhu cầu đầu tư lớn như TP.HCM”, ông Nguyễn Thành Phong thông tin.

Ông Phong cho biết sẽ tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về cải cách hành chính, đưa đấu giá đấu thầu thành phương thức chủ yếu phân bổ các nguồn lực nhằm minh bạch và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng các cơ hội đầu tư trên địa bàn thành phố.

TPHCM tìm tiền cho các chương trình tạo đột phá
Dự án chống ngập do triều cường trên địa bàn TP.HCM là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM- Ảnh: TỰ TRUNG

 7 chương trình đột phá giai đoạn 2015-2020 của TP.HCM

1. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2. Chương trình cải cách hành chính

3. Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế TP

4. Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông

5. Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

6. Chương trình giảm ô nhiễm môi trường

7. Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị.

 

Nguồn: tuoitre.vn


Số lượt người xem: 3275    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm