■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
5
6
5
3
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 09 Tháng Tám 2017 8:30:00 SA

Hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn: Tăng hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường

 

 




 
Quan sát viên kiểm tra về giờ nắng

 
Bộ TN&MT được thành lập vào đúng thời điểm Nhà nước và xã hội đặt lĩnh vực KTTV trước những yêu cầu phục vụ mới, chính xác, chi tiết hơn và cụ thể hơn; đòi hỏi Ngành phải có bước phát triển mạnh mẽ về chất và lượng. Được tiếp thêm động lực phát triển của Bộ mới được thành lập, Trung tâm KTTV Quốc gia nhanh chóng bước vào thời kỳ phát triển, mạnh mẽ và rộng khắp.
 

Bước tiến vượt bậc

Mạng lưới trạm quan trắc KTTV đã có bước phát triển đột phá cả về số lượng và công nghệ. Từ gần 500 trạm KTTV vào đầu năm 2002, sau 15 năm, đã phát triển thành mạng lưới trạm KTTV trên 1.400 trạm, điểm đo. Trong đó, có 354 trạm thủy văn, 194 trạm khí tượng, 27 trạm khí tượng nông nghiệp, 24 trạm khí tượng thủy văn biển, 91 điểm quan trắc xâm nhập mặn vùng cửa sông, 7 trạm ra đa thời tiết, 6 trạm vô tuyến thám không hiện đại, 8 trạm đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học, 2 trạm thu ảnh vệ tinh phân giải cao, 475/755 điểm đo mưa là trạm tự động hóa.

 

Các công trình đo đạc, nhà quan trắc của các trạm đã được kiên cố hóa. Máy móc, thiết bị đo đạc lạc hậu, thủ công đã dần được thay thế bằng các thiết bị hiện đại, tự động và bán tự động. Đặc biệt, năm 2012, Trung tâm đã đầu tư đồng bộ và vận hành khai thác hệ thống 348 trạm đo mưa tự động vô tuyến số liệu, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ tự động hóa ngành KTTV.

 

Công nghệ dự báo, cảnh báo KTTV không ngừng được đổi mới, phát triển. Được sự đầu tư của Nhà nước, công nghệ dự báo số đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng nghiệp vụ tại Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương và một số Đài KTTV khu vực. Một số mô hình khu vực phân giải cao như mô hình HRM của Đức, WRF của Mỹ, ECMWF của Châu Âu… cùng với các hệ thống dự báo tổ hợp hạn ngắn và hạn vừa đã và đang được vận hành hiệu quả tại Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương.

 

Với việc ứng dụng hệ thống mô hình dự báo thời tiết số trị, các đơn vị dự báo nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm KTTV Quốc gia đã dự báo tới các địa điểm cụ thể như thị trấn, thị xã, thành phố. Bản tin dự báo KTTV đa dạng hơn, thông tin dự báo chi tiết hơn và từng bước nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, không khí lạnh. Việc tăng cường các bản tin dự báo KTTV biển, đặc biệt là thời tiết biển khu vực 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước và phục vụ hiệu quả việc phát triển kinh tế biển.

 

Trung tâm đã cải tiến, thay đổi, điều chỉnh cả về hình thức và nội dung các bản tin dự báo, cảnh báo theo hướng rõ hơn, chi tiết hơn về ảnh hưởng của bão, mưa, lũ. Bản đồ dự báo bão dễ tham khảo hơn; đã nhận định rõ hơn về diễn biến mưa, vùng và thời gian có gió mạnh, sóng lớn; khu vực các huyện miền núi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao. Các bản tin dự báo bão, lũ được phát sớm hơn từ 30 phút đến 1 giờ so với trước đây và chuyển ngay đến các Đài KTTV khu vực, Đài KTTV tỉnh để kịp thời phục vụ địa phương; đưa thông tin dự báo KTTV lên các trang mạng của Trung tâm KTTV Quốc gia, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương, địa phương và các cơ quan chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp để góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai. Các nội dung này đã cập nhật, bổ sung kịp thời, đầy đủ nên được các cấp chính quyền ở Trung ương và địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

 

Các ứng dụng công nghệ mới trong dự báo KTTV đã góp phần nâng thời gian dự báo bão, áp thấp nhiệt đới từ 24 giờ lên 36 giờ. đối với nhiều cơn bão có quỹ đạo ổn định đã dự báo trước từ 60 - 72 giờ, cảnh báo trước 48 - 72 giờ các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại. Tiêu biểu là đã dự báo khá chính xác cơn bão số 6 năm 2006 (Xangsane) đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng, cơn bão số 9 (Ketsana) năm 2009 đổ bộ vào Quảng Nam - Quảng Ngãi, cơn bão số 8 (Sơn Tinh) năm 2012 đổ bộ vào Thái Bình, cơn bão số 14 (HaiYan) năm 2013 đổ bộ vào Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Rammasun) năm 2014 đổ bộ vào Quảng Ninh... Đó là những cơn bão mạnh nhất trong vòng 15 năm trở lại đây (có 2 cơn bão ở mức siêu bão), có những diễn biến hết sức phức tạp cả về đường đi và cường độ, nhưng do dự báo đúng thời gian và nơi bão độ bộ hoặc ảnh hưởng đã góp phần làm giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra.

 

Đặc biệt, trong năm 2010, Trung tâm đã hoàn thành nhiệm vụ dự báo diễn biến thời tiết tại khu vực Hà Nội, phục vụ tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, được dư luận và báo chí đánh giá cao. Đây chính là 1 trong 15 sự kiện tiêu biểu của ngành TN&MT năm 2010.

 

Trung tâm KTTV Quốc gia cũng tích cực phối hợp với Cục KTTV&BĐKH xây dựng Luật KTTV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Nhằm chủ động triển khai thực hiện các nội dung của Luật KTTV và để Luật KTTV sớm đi vào cuộc sống, Trung tâm đã tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt thi hành Luật KTTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động, đồng thời tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật KTTV và Hội thi tuyên truyền Luật KTTV trong toàn Trung tâm.

 

Hiện đại hóa công nghệ dự báo

Ngành KTTV có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng - an ninh, đặc biệt, trong công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Đầu tư cho ngành KTTV cần đi trước một bước và phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa. Giải pháp chủ yếu là lấy việc đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có; khai thác triệt để thành tựu khoa học, công nghệ trong nước, đồng thời ứng dụng chọn lọc những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Phương thức phục vụ của ngành KTTV sẽ đổi mới theo hướng Nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV đáp ứng các yêu cầu phục vụ công cộng, phòng tránh thiên tai, bảo vệ cuộc sống, tài sản cho toàn xã hội; đồng thời, khuyến khích xã hội hoá, thương mại hóa các hoạt động KTTV và tăng cường sử dụng thông tin KTTV trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực.

 

Trong thời gian tới, Trung tâm KTTV Quốc gia với vai trò đầu tàu sẽ tiếp tục hiện đại hóa và tự động hóa hệ thống thông tin truyền dẫn số liệu KTTV, nâng cao tốc độ và mở rộng băng thông, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ dự báo và trao đổi số liệu trong và ngoài ngành.

 

Nâng chất lượng dự báo thời tiết hàng ngày, đảm bảo đạt độ tin cậy 80 - 85%. Tăng thời hạn dự báo bão, không khí lạnh lên đến 3 ngày với độ chính xác ngang mức tiên tiến của khu vực châu Á; tăng thời hạn dự báo, cảnh báo lũ cho các hệ thống sông lớn ở Bắc Bộ lên đến 2 - 3 ngày, ở Trung Bộ lên đến 2 ngày, ở Nam Bộ lên đến 10 ngày với độ tin cậy 80 - 85%; nâng cao chất lượng dự báo KTTV 10 ngày, 1 tháng, mùa cho các khu vực trong cả nước.

 

Đa dạng hóa các sản phẩm dự báo như: dự báo KTTV biển hàng ngày và 5 - 7 ngày; dự báo KTTV hạn cực ngắn (6 - 12 giờ), đặc biệt là dự báo định lượng mưa; cảnh báo lũ quét, nguy cơ lốc, tố, vòi rồng; dự báo KTTV phục vụ các ngành kinh tế, xã hội.

 

Trong bối cảnh BĐKH gia tăng, việc nâng cao vai trò thông tin KTTV, BĐKH ứng dụng trong các lĩnh vực nhằm khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên thuận lợi, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Hướng tới hình thành hệ thống dịch vụ KTTV chuyên dùng với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương và các thành phần kinh tế và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KTTV, BĐKH.

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT

 


Số lượt người xem: 2841    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm