• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
9
6
2
8
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 12 Tháng Mười Hai 2018 9:00:00 SA

TP.HCM nỗ lực hợp tác và chia sẽ dữ liệu môi trường

 Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai:

TP.HCM nỗ lực hợp tác và chia sẽ dữ liệu môi trường


TP.HCM nỗ lực hợp tác và chia sẽ dữ liệu môi trường
(PLO)-Phiên họp lần thứ 12 của Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vừa tổ chức tại Đồng Nai với nhiều tham luận giá trị đến từ Sở TN&MT TP.HCM và các tỉnh, thành khác…
 

 

Theo Hệ thống thông tin môi trường lưu vực sông Đồng Nai (của Tổng cục Môi trường), cho thấy: hiện có hơn 800 cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp…, là chủ nguồn thải có lượng nước thải trên 200 m3/ngày đổ vào sông Đồng Nai.

TP.HCM kiểm soát cơ bản nước thải đô thị

Trong hàng loạt bài tham luận của các tỉnh, thành của phiên họp thứ 12, chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trong năm 2018 của Sở TN&MT TP.HCM.

Cụ thể, trong năm 2018, TP.HCM đã thực hiện đề án thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn cũng như xây dựng triển khai quy chuẩn kỹ thuật môi trường; đẩy mạnh chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 của thành phố. Đặc biệt, TP.HCM đã hoàn thiện dự thảo (lần thứ 4) Kế hoạch triển khai Đề án BVMT hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn đến năm 2020.

TP.HCM nỗ lực hợp tác và chia sẽ dữ liệu môi trường - ảnh 1

 

Lễ ký chuyển giao chức chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai từ tỉnh Đồng Nai (2018) sang tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Cũng trong năm 2018, TP.HCM đã thực hiện quan trắc chất lượng môi trường và mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí, mặt nước, nước dưới đất, nước biển ven bờ, môi trường đất… với 327 trạm cố định. Đến năm 2020 sẽ thực hiệ quan trắc tại 410 vị trí, trong đó có 37 trạm quan trắc tự động và xe quan trắc di động.

Một công việc khích lệ của TP.HCM chính là thực hiện điều tra nguồn thải trên địa bàn. Đến nay, thành phố đã tổng hợp được cơ sở dữ liệu gồm 2.786 cơ sở sản xuất công nghiệp; 1.163 cơ sở kinh doanh dịch vụ; 526 cơ sở y tế… Định kỳ, Sở TN&MT TP thống kê, cập nhật dữ liệu các nguồn thải về nước thải, khí thải công nghiệp, chủ nguồn thải chất rắn thông thường…

Kiểm soát chặt nguồn nước thải công nghiệp, y tế

Hiện lượng nước thải trên địa bàn thành phố khoảng 1,75 triệu m3/ngày (tính 80% tổng lượng nước cấp). Hiện TP.HCM có hai nhà máy xử lý nước thải đô thị với tổng công suất 171.000 m3/ngày đêm, cộng thêm nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ tại các cơ sở khoảng 371.000 m3/ngày đêm. Như vậy, theo tính toán, hiện tỉ lệ thu gom, xử lý nước thải đô thị của TP.HCM đạt hơn 21%. Tuy nhiên, hiện TP.HCM đang triển khai 3 nhà máy (mở rộng và xây mới, dự kiến hoàn thành năm 2020) với tổng công suất xấp xỉ gần 1 triệu m3/ngày đêm. Qua đó, đến năm 2020, cơ bản xử lý toàn bộ nước thải đô thị của TP.

Đặc biệt, có 20/20 (đạt 100%) khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp của TP.HCM đều lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung. TP đã tiến hành kết nối, thu, nhận, quản lý, giám sát dữ liệu đối với hệ thống quan trắc tự động, liên tục các nguồn thải lớn (chủ nguồn thải có lưu lượng trên 1.000 m3/ngày đêm trở lên). TP.HCM đã phối hợp cùng với Bình Dương kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm Kênh Ba Bò (2017-2018).

Ngoài ra, TP.HCM cũng đã kiểm soát tốt nước thải y tế, nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu chế xuất – công nghiệp. Đến nay, 100% bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải và xử lý đạt quy chuẩn với tỉ lệ gần 93%. Trong thanh kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường năm 2017-2018, thành phố đã ban hành 73 quyết định xử phạt với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng.

Tại hội nghị, Sở TN&MT TP.HCM cũng đã đề xuất một số kiến nghị với các bộ ngành về việc ban hành quy trình rút tên đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng; kiến nghị ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ kết quả của quan trắc tự động; hay kiến nghị tổ chức tập huấn về công nghệ thông tin và truyền dữ liệu quan trắc tự động… Đặc biệt, Sở TN&MT TP.HCM còn kiến nghị ban hành hướng dẫn áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành đối với biện pháp khắc phục hậu quả là “Khôi phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm gây ra (như đổ, chôn lấp chất thải gây ô nhiễm nguồn nước, đất…)”; buộc xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý chất thải… 

 

Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 11 tỉnh, thành phố, gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An.

Bên cạnh đó, Ủy ban còn có các thành viên của các Bộ: Tài nguyên – Môi trường, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Khoa học & Công nghệ, Thế thao, Văn háo & Du lịch, GTVT, Y tế, Xây dựng, Công thương, NN & PTNT, Thông tin & Truyền thông, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (Bộ Công an).

Năm 2018, Đồng Nai làm chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và năm 2019, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai sẽ giao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đảm nhiệm.

 

 

Nguồn: Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh


Số lượt người xem: 2233    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm