• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
5
3
2
7
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 03 Tháng Bảy 2018 3:15:00 CH

Phải chuyển đổi từ chôn lấp rác sang đốt mới xử lý được mùi

 

 

 
“TPHCM đã xác định chôn lấp thì dù có chôn lấp hợp vệ sinh tốt kiểu gì vẫn phát sinh mùi”, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM Nguyễn Toàn Thắng, nhìn nhận tại buổi họp báo định kỳ của UBND TPHCM diễn ra sáng 3-7.

 

Giám đốc Sở TN-MT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng, khẳng định đã chôn lấp rác thì sẽ phát sinh mùi nên chuyển sang công nghệ khác. Ảnh: KIỀU PHONG

Giám đốc Sở TN-MT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng, khẳng định đã chôn lấp rác thì sẽ phát sinh mùi nên chuyển sang công nghệ khác. Ảnh: KIỀU PHONG

Chôn lấp tốt cũng không thể ngăn mùi

Tại cuộc họp báo, phóng viên nhiều báo đài đặt vấn đề về mùi hôi phát sinh tại khu vực phía Nam.

Trả lời nội dung này, Giám đốc Sở TN-MT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng cho biết, hiện nay mỗi ngày TPHCM phát sinh khoảng 8.900 tấn rác sinh hoạt. Lượng rác này được xử lý tại khu xử lý Tây Bắc (2.500 tấn/ngày) và bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh) với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh 5.000 tấn/ngày.

Bãi rác Đa Phước được thiết kế chôn lấp 24 triệu tấn rác sinh hoạt. Hiện bãi rác này đã chôn lấp 13 triệu tấn.

Trước tình trạng biến đổi khí hậu, thay đổi mùa, các cơ quan chức năng của TP nhận thấy khả năng phát sinh mùi từ bãi rác này nên đã chủ động triển khai 10 giải pháp, như tăng cường xịt hóa chất giảm mùi, bố trí các điểm tiếp nhận rãi ra, không tập trung nhận rác cùng một thời điểm...

“Quan trọng nhất, TPHCM đã xác định một khi xử lý bằng cách chôn lấp thì dù có chôn lấp hợp vệ sinh tốt kiểu gì vẫn phát sinh mùi”, ông Nguyễn Toàn Thắng nhìn nhận và khẳng định chỉ có giải pháp công nghệ, chuyển đổi từ chôn lấp sang đốt thì mới xử lý được mùi.

Vì vậy, UBND TP đã điều chỉnh giảm tỷ lệ chôn lấp rác xuống còn dưới 50% vào năm 2020. TP cũng đề nghị Nhà máy xử lý rác Đa Phước chuyển đổi công nghệ sang đốt 2.000 tấn/ngày để giảm mùi hôi. Trong thời gian hiện nay, Sở TN-MT cũng phối hợp với các đơn vị liên quan, yêu cầu chủ bãi rác Đa Phước thực hiện nghiêm túc các giải pháp để giảm mùi hôi.

Ông Nguyễn Toàn Thắng cũng thông tin, Bộ TN-MT đã có kết luận thanh tra, xử phạt Công ty TNHH xử lý Chất thải rắn Việt Nam (VWS, chủ bãi rác Đa Phước) 1,5 tỷ đồng. Hiện nay, công ty này đã đóng phạt, đồng thời nâng công suất xử lý nước rỉ rác từ 2000m³/ngày lên 6.280m³/ngày. Công ty này đang vận hành thử nghiệm, dự kiến cuối năm sẽ đưa vào hoạt động chính thức. Ngoài ra, đơn vị này cũng đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, xử lý 700.000m³ nước rỉ rác tại ô số 2.

UBND TP nói về dự án dân cư ở Tân Sơn Nhất

Tại buổi họp báo, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Lê Trần Kiên cũng thông tin về dự án khu dân cư gia đình quân nhân của Sư đoàn 367 và Sư đoàn 370 tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (phường 15, quận Tân Bình).

Dự án này rộng gần 6 ha, thực hiện trên đất quốc phòng, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Kiên, dự án khu dân cư này rộng gần 6 ha. Từ năm 2015, UBND TP đã công nhận chủ đầu tư. Tháng 2-2017, UBND TP chấp thuận đầu tư dự án. Theo tình trạng pháp lý hiện tại, dự án chưa được cấp phép bán nhà trong tương lai và chưa được cấp phép xây dựng.

Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Toàn Thắng bổ sung, dự án khu dân cư gia đình quân nhân này có chủ trương đầu tư vào năm 2011 khi Bộ Quốc phòng cho phép Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân chuyển mục đích đất quốc phòng sang nhà ở cho quân nhân.

“Tuy nhiên, về thông tin cụ thể, Sở TN-MT sẽ hệ thống lại thông tin và có trả lời”, ông Nguyễn Toàn Thắng nói.

Phải chuyển đổi từ chôn lấp rác sang đốt mới xử lý được mùi ảnh 1
Chánh Văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan đề nghị Sở TN-MT, Sở Xây dựng rà soát, tổng hợp thông tin về dự án dân cư gia đình quân nhân tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để cung cấp báo chí. Ảnh: KIỀU PHONG
 
Cũng tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan giải thích thêm, đất thực hiện dự án trên thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. TP chỉ quản lý về quy hoạch và tư vấn giá đất, còn mục tiêu sử dụng và những vấn đề liên quan khác là thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.

Ông Võ Văn Hoan cũng đề nghị Sở TN-MT, Sở Xây dựng rà soát về pháp lý, tổng hợp lại thông tin liên quan đến dự án để cung cấp báo chí đầy đủ hơn.

Được biết, tổng diện tích khu đất làm dự án rộng gần 6 ha, vốn đầu tư khái toán là 2.185 tỷ đồng, quy mô dân số dự kiến 2.800 người. Khu đất gồm khu nhà ở liên kế có sân vườn với 132 căn, tổng diện tích hơn 12.300m²; khu nhà ở biệt thự song lập có 46 căn, tổng diện tích 8.400m²; khu nhà ở chung cư xây cao tối đa 12 tầng với 830 căn hộ. Dự án này được thực hiện trong 4 năm kể từ tháng 2017.

Không có tiêu cực trong vụ lún mặt đường ở nút giao Mỹ Thủy

Tại cuộc họp báo, Phó Giám đốc Sở GT-VT TPHCM Trần Quang Lâm khẳng định, nút giao Mỹ Thủy (quận 2) là công trình trọng điểm trên vành đai 2 nên được tính toán, thiết kế theo chuẩn chặt chẽ.

Về sự cố lún vệt bánh xe tại công trình này, chủ đầu tư dự án là Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 giải thích không có bất thường. Theo đó, nơi xảy ra lún là đường tạm, được xử lý trước mắt để thông xe tạm. Khi dự án hoàn chỉnh, nơi đây sẽ hoàn chỉnh kết cấu áo đường theo thiết kế với độ cao thêm 1m so với hiện nay.

“Đây không phải vấn đề về thiết kế, cũng không có tiêu cực trong quá trình thi công”, ông Trần Quang Lâm khẳng định.

Về sự cố sạt lở hơn 100m bờ kè tại công trình chống sạt lở đang thi công ở huyện Cần Giờ, ông Trần Quang Lâm khẳng định đây là sự cố công trình, phải tiến hành điều tra nguyên nhân, xử lý sự cố. Hiện chủ đầu tư đã được đơn vị tư vấn độc lập đánh giá nguyên nhân sự cố, từ đó đề ra hướng xử lý trách nhiệm đối với nhà thầu, thiết kế hay thi công cũng như phương án giải quyết sự cố.

 

Nguồn: SGGPO 


Số lượt người xem: 2465    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm