■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
3
3
4
2
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 30 Tháng Mười Một 2017 9:05:00 SA

Hoạt động đo đạc, bản đồ trong phân giới cắm mốc và bảo vệ chủ quyền quốc gia

 

 





 
Đo đạc và bản đồ là một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu trong công tác xác định, quản lý và bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia. Thực tiễn và luật pháp quốc tế cho thấy quá trình đàm phán hoạch định biên giới quốc gia thông thường gồm 04 giai đoạn: (i) Thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới; (ii) Hoạch định đường biên giới; (iii) Phân giới, cắm mốc; và (iv) Bảo vệ, quản lý biên giới, mốc giới, trong đó có ít nhất 03 giai đoạn hoạch định, phân giới cắm mốc và quản lý, bảo vệ biên giới buộc phải gắn bó chặt chẽ với công tác đo đạc, bản đồ. Thậm chí, trong một số trường hợp, ngay cả giai đoạn thỏa thuận nguyên tắc cũng phải sử dụng bản đồ.
 

 

Trong những năm qua, việc ứng dụng khoa học đo đạc và bản đồ phục vụ công tác biên giới, lãnh thổ đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể:

Đối với biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

 

Trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ta đã nghiên cứu, sử dụng các loại bản đồ sau: Các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 do Pháp xuất bản trước năm 1945; các bản đồ, sơ đồ thể hiện kết quả hoạch định, phân giới, cắm mốc (nhiều tỷ lệ) giữa Pháp và Nhà Thanh (Trung Quốc) theo các công ước 1887 - 1895; các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 do Liên xô (cũ) cung cấp cho Việt Nam, xuất bản sau năm 1945 và sau này là bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 do Việt Nam và Trung Quốc cùng bay chụp, xuất bản trong giai đoạn giải quyết biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó, bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 do Việt Nam và Trung Quốc cùng xuất bản phục vụ phân giới, cắm mốc và đính kèm Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là bộ bản đồ được thành lập theo công nghệ hiện đại, tiên tiến từ ảnh hàng không.

 

Đối với biên giới Việt Nam - Lào

Khi giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào, hai bên đã sử dụng các bản đồ tỷ lệ 1:100.000 do Pháp xuất bản năm 1945 hoặc gần năm 1945 nhất. Từ năm 2003, hai bên đã phối hợp xây dựng bộ bản đồ biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000. Bộ bản đồ này đã được hai bên sử dụng hiệu quả trong quá trình thực hiện Dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2008 - 2015, đồng thời, đính kèm Nghị định thư đường biên giới, mốc quốc giới ký ngày 16/3/2016 và vừa được Quốc hội hai nước thông qua.

 

Đối với biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia

Trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia, ngay từ giai đoạn đàm phán thỏa thuận nguyên tắc, hai bên đã nhất trí sử dụng bộ bản đồ Bonne, tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông dương thành lập trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (gồm 26 mảnh) làm cơ sở. Trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới và phân giới, cắm mốc hai bên đã đồng ý sử dụng hai bộ bản đồ Bonne, tỷ lệ 1/100.000 và UTM tỷ lệ 1/50.000 (đính kèm Hiệp ước hoạch định 1985). Hiện tại, Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đang phối hợp với Công ty Blominfo A/S của Đan Mạch triển khai thành lập bộ bản đồ địa hình biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia phục vụ công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước (sau khi được cập nhật đường biên giới, vị trí mốc giới, bộ bản đồ này sẽ được đính kèm Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia).

 

Đối với biên giới trên biển

Trong đàm phán phân định biển, công tác đo đạc, bản đồ cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng, ví dụ như: Căn cứ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đến nay Việt Nam đã tiến hành đàm phán, ký kết 03 Hiệp định phân định ranh giới các vùng biển với Thái Lan (ký ngày 09/8/1997); Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000); Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonesia (ký ngày 26/6/2003); Báo cáo chung Việt Nam - Malaysia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (tháng 5/2009), trong quá trình này, nhiều bản đồ, hải đồ đã được sử dụng. Trước đó, Việt Nam cũng đã đàm phán và ký Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (ký ngày 07/7/1982), Thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí trong khu vực thềm lục địa chồng lấn với Malaysia (ký ngày 05/6/1992).

 

Các hoạt động quản lý Nhà nước về biển trong việc phân định, xác định ranh giới biển nêu trên cho thấy công tác đo đạc và thành lập bản đồ luôn gắn kết với các hoạt động của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới.

 

Trong quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Sau khi có một đường biên giới rõ ràng, được mô tả bằng lời văn, thể hiện trên bản đồ đính kèm Nghị định thư phân giới, cắm mốc và đánh dấu bằng hệ thống mốc giới trên thực địa (trong trường hợp chưa hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc thì ít nhất hai bên cũng có thỏa thuận về việc quản lý theo đường biên giới mà hai bên đang quản lý thực tế), mỗi bên sẽ căn cứ vào đường biên giới này để tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Ở giai đoạn này, công tác đo đạc, bản đồ cũng thể hiện được vai trò và tầm quan trọng của mình, nhất là trong trường hợp xác định vị trí, phạm vi để giải quyết các vụ việc xảy ra trên biên giới hay vị trí quy hoạch xây dựng các công trình trong khu vực biên giới. Ví dụ như trong quá trình thực hiện Dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới nêu trên, ngoài việc đo đạc chính xác tọa độ, độ cao các cột mốc quốc giới bằng máy GPS hai tần hiện đại, công tác đo đạc, bản đồ cũng có đóng góp đáng kể khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn tại các khu vực cửa khẩu chính và quốc tế để phục vụ cho công tác quản lý biên giới và quy hoạch xây dựng công trình đảm bảo hoạt động của các cửa khẩu này.

 

Do tính chất đặc thù của công tác đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ cả trên đất liền và trên biển, việc sử dụng bản đồ/hải đồ nào phải do các bên liên quan thỏa thuận. Chính vì vậy, các loại bản đồ Việt Nam xuất bản thường chỉ được dùng làm tài liệu tham khảo. Trong thực tế, ta và các nước liên quan chủ yếu dùng bản đồ, hải đồ của nước thứ ba hoặc thống nhất cùng xây dựng bản đồ, hải đồ mới để giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ.

 

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 2054    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm