■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
0
3
2
9
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 03 Tháng Mười 2017 10:20:00 SA

Ngành Quản lý đất đai - Những thành tích nổi bật trong năm 2017

 

 




 
Ngành quản lý đất đai Việt Nam đóng góp nhiều hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (ảnh: Hoàng Minh)

 
Ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 41–SL kết thúc hoạt động quản lý đất đai của thực dân Pháp, mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của nước ta. Trải qua 72 năm, ngành quản lý đất đai đã có bước phát triển vững chắc, được Đảng, Nhà nước ghi nhận.
 

Ngay thời kỳ đầu thành lập, với đội ngũ cán bộ còn ít, thực hiện chủ trương của Đảng, ngành đã tham mưu Đảng và Chính phủ ban hành và thực hiện hàng loạt quy định qua từng thời kỳ. Những quyết sách đúng đắn đã trở thành động lực quan trọng, hết sức to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tạo thành khối liên minh công nông vững chắc, là cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

 

Thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975), với mục tiêu "Đẩy mạnh cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời, phải ra sức phát triển kinh tế quốc doanh" (ở miền Bắc). Các chính sách công hữu hoá đất đai giai đoạn này đã tạo điều kiện quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh lớn, đồng thời tạo điều kiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông xây dựng đồng ruộng.

 

Sau ngày đất nước thống nhất (1975), công tác quản lý đất đai chủ yếu nhằm củng cố nền kinh tế XHCN và cải tạo XHCN ở miền Nam, tập trung tư liệu sản xuất, thực hiện hợp tác hoá gắn liền với thuỷ lợi hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật... trong đó, thay đổi cơ bản là từng bước chuyển từ chế độ tư hữu đất đai sang hình thức sở hữu tập thể và toàn dân về đất đai.

 

Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI và các Đại hội tiếp theo về chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, ngành đã xác định nhiệm vụ quản lý và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Công tác xây dựng thể chế ngày càng được đẩy mạnh, ngành đã xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền hệ thống chính sách về đất đai phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách đất đai không chỉ còn là “mệnh lệnh” hành chính mà được xem xét dưới góc độ kinh tế, đã tạo ra nguồn nội lực to lớn thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài; thừa nhận giá trị quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Những chủ trương chính sách đúng đắn đã góp phần quan trọng giải phóng nguồn lực đất đai, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế; đảm bảo được an ninh lương thực; góp phần xoá đói giảm nghèo.

 

Tiếp tục kế thừa những thành tựu của Ngành trong suốt quá trình xây dựng và phát triển 72 năm qua, năm 2017, là năm với nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng, Nhà nước giao cho toàn Ngành, với sự nỗ lực, phấn đấu, xác định rõ các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm, toàn Ngành đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó trọng tâm là:

 

Tập trung chuẩn bị và tổ chức thực hiện việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực hiện nhiệm vụ này, toàn Ngành đã tích cực, chủ động trình cấp có thẩm quyền ban hành các kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện, đến nay báo cáo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã được hoàn thiện và trình xin ý kiến cấp có thẩm quyền theo quy định. Song song với việc sơ kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, toàn Ngành cũng đang lỗ lực tổ chức thực hiện việc sơ kết 3 năm thi hành Luật Đất đai và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, đến nay các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sơ kết, đánh giá tình hình tổ chức thi hành luật đất đai trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ TN&MT, các đề xuất sửa đổi, bổ sung của các địa phương đang được Bộ TN&MT tổng hợp, hoàn thiện.

 

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, trọng tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, chỉnh sửa các nội dung quy định của các văn bản hướng dẫn theo hướng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai đã cắt giảm thời gian thực hiện một số thủ tục xuống còn 1/2 so với trước đây theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các thủ tục về đất đai.

 

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được chú trọng, xác định quy hoạch sử dụng đất phải là quy hoạch nền, vừa mang tính tích hợp, vừa mang tính điều phối đất đai, có vai trò phân bổ quỹ đất trong quá trình phát triển kinh tế; làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất; đến nay, các tỉnh, thành phố đã hoàn thành phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), đã được thẩm định theo đúng quy định của Luật Đất đai; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, đúng pháp luật, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

 

Công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất ngày càng được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; góp phần bảo vệ, phát triển rừng; ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được đẩy mạnh và đạt kết quả tốt, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác đo đạc, cấp Giấy chứng nhận, đến nay, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận lần đầu đạt trên 96% tổng diện tích các loại đất cần cấp; bên cạnh đó, toàn Ngành đang tập trung rà soát, thống kê, tổng hợp và phân loại các trường hợp còn tồn đọng chưa cấp được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tiếp tục cấp Giấy chứng nhận bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và góp phần quản lý chặt chẽ quỹ đất. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cũng đã và đang được toàn Ngành lỗ lực thực thiện, với việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng công cụ để vận hành giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai.

 

Công tác xác định giá đất được thực hiện có hiệu quả, góp phần minh bạch trong xác định giá đất, trong đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai cho ngân sách Nhà nước, nếu năm 2013 là 54.313 tỷ đồng, năm 2014 là 55.563 tỷ đồng, năm 2015 là 83.530 tỷ đồng, đến năm 2016, con số này đã là 122.603 tỷ đồng. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nâng cao hiệu quả đầu tư; giảm khiếu kiện, khiếu nại về đất đai, nhất là khiếu nại, khiếu kiện đông người.

 

Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đã được tăng cường về số lượng và chất lượng, trong đó, chú trọng thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai; tích cực chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và công khai kết quả thực các kết luận thanh tra. Kết quả đã góp phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật đất đai và khắc phục kịp thời nhiều tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất.

Quản lý đất đai luôn là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi Ngành phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện, cơ hội rất nhiều, song thách thức và khó khăn cũng không ít, nhưng với truyền thống 72 năm xây dựng và trưởng thành, sự đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Ngành quản lý đất đai Việt Nam sẽ không ngừng lớn mạnh, tiếp tục cải cách, đổi mới, hướng tới mô hình quản lý đất đai hiện đại, đóng góp nhiều hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

 

Nhân dịp 72 năm Ngày truyền thống của Ngành, trân trọng gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Ông Lê Thanh Khuyến - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT

 


Số lượt người xem: 2492    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm