■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
0
6
4
2
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 25 Tháng Chín 2017 9:05:00 SA

Vấn đề tích tụ đất đai cho phát triển nông nghiệp

 





 
Hiện nay, việc tích tụ, tập trung đất đai được thực hiện thông qua các hình thức: Liên kết, hợp tác với người sử dụng đất; Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; Thuê đất của người sử dụng đất;Nhận góp vốn của người sử dụng đất.
 

Về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tích tụ, tập trung đất đai

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VII; Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khóa VIII; Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị khóa VIII; Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2000 về kinh tế trang trại; Nghị quyết số 26-NQ/TW7 (khóa X)  ngày 5 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;  Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI... Liên quan đến chính sách tích tụ, tập trung đất đai, Luật đất đai quy định tại các Điều: Điều 126 (về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp), 142 (về chế độ sử dụng đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại), Điều 129 (về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp), Điều 130 (hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân).

 

Thực trạng việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp

Theo số liệu Kiểm kê đất đai năm 2015, cả nước hiện có 27.281.040 ha đất nông nghiệp, chiếm 82,36% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước và chiếm 88,10% tổng diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích. Hộ gia đình, cá nhân hiện đang quản lý sử dụng 15.018.428 ha đất nông nghiệp, chiếm 55,05% đất nông nghiệp của cả nước; tổ chức kinh tế đang sử dụng đất 2.752.614 ha nông nghiệp, chiếm 10,09% đất nông nghiệp của cả nước (chủ yếu là đất lâm nghiệp 1.989.751 ha,  đất sản xuất nông nghiệp 719.381 ha); các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đang sử dụng 45.221 ha đất nông nghiệp, chiếm 0,14% tổng diện tích của cả nước và chiếm 0,17% tổng diện tích đất của các đối tượng sử dụng. Hiện nay, việc tích tụ, tập trung đất đai được thực hiện thông qua các hình thức: Liên kết, hợp tác với người sử dụng đất; Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; Thuê đất của người sử dụng đất;Nhận góp vốn của người sử dụng đất.

 

Một số nhiệm vụ, giải pháp

Tích tụ, tập trung đất đai phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đồng thời phải góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Trong đó, cần coi trọng vấn đề quyền, lợi ích lâu dài và bền vững của người nông dân; đảm bào hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

 

Phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng nhằm bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

 

Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Đồng thời phát triển lành mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, tăng cường sử dụng công cụ thuế sử dụng đất để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tình trạng không đưa đất vào sử dụng, sử dụng không hiệu quả quỹ đất nông nghiệp.

 

Trong thời gian tới, cần quan tâm đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai; nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của từng mô hình tích tụ, tập trung đất đai để có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển cho phù hợp; hoàn thiện cơ chế hoạt động cho thị trường quyền sử dụng đất; thiết lập cơ chế tạo quỹ đất để phục vụ cho phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác để hình thành Ngân hàng đất đai.

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 2336    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm