• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
4
8
6
9
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 06 Tháng Chín 2017 8:30:00 SA

Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000

 

 





 
Thực hiện Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2017, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được giao chủ trì xây dựng “Thông tư quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000”. Đến nay, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Tổng cục) đã xây dựng xong dự thảo Thông tư này.
 

Ngày 01 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 47/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, thực hiện Dự án “Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải”, trong đó có nhiệm vụ “Đo đạc và xây dựng các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 tại một số đảo và cụm đảo lớn, quan trọng” nhằm phục vụ quy hoạch khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền, hệ thống cảng biển và phát triển kinh tế biển, đảo.

 

Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên về công tác đo đạc bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000, đồng thời từng bước bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý về đo đạc bản đồ địa hình đáy biển, trong Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 12/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 01 năm 2017, Bộ đã giao cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng và trình ban hành “Thông tư quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000” (Thông tư).

 

Trong quá trình xây dựng dự thảo thông tư, Tổng cục đã lấy ý kiến góp ý của các Bộ ngành, các đơn vị liên quan trong Bộ và tiếp thu giải trình; Tổ chức nhiều cuộc họp Tổ soạn thảo và các cuộc họp với các chuyên gia để lấy ý kiến góp ý nội dung dự thảo Thông tư; nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000, đồng thời huy động sự tham gia của tất cả các đơn vị có liên quan trong và ngoài Tổng cục để xây dựng dự thảo Thông tư.

 

Theo đó, Dự thảo Thông tư gồm 9 chương và 33 điều, trong đó quy định các yêu cầu kỹ thuật trong đo vẽ trực tiếp, biên vẽ từ các nguồn tư liệu đã có để phục vụ việc thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000, với phạm vi đo vẽ nằm trên các vùng biển: ven bờ, ven các đảo, các khu vực luồng lạch ra vào cảng; đối với các khu vực khác khi có nhu cầu phục vụ các ngành kinh tế biển: độ sâu khu vực đo vẽ giới hạn đến 100m.

 

Cụ thể, Chương I. Những quy định chung, gồm 4 Điều, từ Điều 1 đến Điều 4 quy định: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích các từ ngữ; Các quy định kỹ thuật chung trong đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000.

 

Chương II.  Cơ sở toán học, độ chính xác và nội dung của bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000, gồm 4 Điều, từ Điều 5 đến Điều 8, quy định:  Cơ sở toán học; Độ chính xác của bản đồ; Nội dung của bản đồ địa hình đáy biển; Mức độ thể hiện địa hình đáy biển.

 

Chương III. Điểm kiểm tra thiết bị đo biển, điểm độ cao nghiệm triều và điểm nghiệm triều, gồm 4 Điều, từ Điều 9 đến Điều 12, quy định: Điểm kiểm tra thiết bị đo biển; Điểm độ cao nghiệm triều; Điểm nghiệm triều; Triều ký tự động.

 

Chương IV. Thiết bị đo biển và kiểm nghiệm thiết bị đo biển gồm 4 Điều (Điều 13-14), quy định: Thiết bị đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển; Kiểm nghiệm thiết bị đo biển.

 

Chương V. Lưới khống chế cơ sở và Lưới khống chế đo vẽ, gồm 2 Điều (Điều 15-16), quy định: Lưới khống chế cơ sở; Lưới khống chế đo vẽ.

Chương VI. Quy định đo vẽ nội dung bản đồ địa hình đáy biển, gồm 9 Điều, từ Điều 17 đến Điều 25, quy định: Quan trắc mực nước phục vụ cải chính kết quả đo sâu; Quan trắc mực nước phục vụ tính triều cường, triều kiệt; Xác định vị trí điểm đo sâu khi đo sâu bằng SBES, MBES; Đo sâu địa hình đáy biển bằng SBES; Đo sâu địa hình đáy biển bằng MBES; Đo sâu địa hình đáy biển bằng sào đo sâu; Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ RTK; Lấy mẫu chất đáy; Các quy định đo vẽ khác.

 

Chương VII. Thành lập Bản đồ gốc, gồm 4 Điều, từ Điều 26 đến Điều 29, quy định: Biên vẽ bản đồ từ tài liệu cũ; Biểu thị các yếu tố địa hình, địa vật trên phần đất liền, trên đảo; Biểu thị các yếu tố địa hình, địa vật trên phần biển; Lý lịch bản đồ.

 

Chương VIII. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm, gồm 2 Điều (Điều 30-31), quy định: Đóng gói và giao nộp sản phẩm; Kiểm tra nghiệm thu.

9. Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 2 Điều (Điều 32-33), quy định hiệu lực thi hành và việc tổ chức thực hiện Thông tư.

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 2155    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm