• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
7
7
8
6
Phòng chống tham nhũng & TH tiết kiệm chống lãng phí 03 Tháng Ba 2020 8:00:00 SA

Kế hoạch về triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường

 

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018; Kế hoạch số 3502/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 và Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;

Trên cơ sở Báo cáo số 11447/BC-STNMT-KHTC ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 ngành tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng diễn ra trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giài quyết tố cáo, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Sở đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết công việc, từng bước đẩy lùi tham nhũng tại Sở.

Xây dựng bộ máy của Sở và Đảng bộ Sở trong sạch, vững mạnh và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức liêm chính, vừa hồng vừa chuyên, hoạt động hiệu quả đảm bảo mục tiên phát triển kinh tế xã hội và góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

Thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy dịnh của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng bộ máy chính quyền thật sự “của dân, do dân, vì dân”, trong đó biện pháp phòng là chính.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định củ pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, kịp thời xử lý đúng quy định pháp luật, ngăn chặn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Thủ trưởng các Phòng, ban, đơn vị thuộc Sở chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng tại đơn vị mình, tạo sự đoàn kết thống nhất về hành động trong nội bộ, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan và phong trào thi đua yêu nước.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thực hiện việc rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các văn bản trái quy định pháp luật, không còn phù hợp với tình hình thực tế; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đảm bảo công khai, minh bạch để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí, cụ thể:

1. Về phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, học tập, tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong việc hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”. Phổ biến kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng. Quán triệt và triển khai các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí tại các cuộc họp giao ban, họp cán bộ công chức, viên chức.

Nâng cao ý thực tự rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức và lối sống của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên; quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; Nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vì nhân dân phục vụ.

Vận động cán bộ công chức, viên chức nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, tài chính công.

2. Công tác kiện toàn bộ máy và tổ chức cán bộ

2.1. Công tác kiện toàn bộ máy

Xây dựng bộ máy của Sở và Đảng bộ Sở trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính, hoạt động hiệu quả đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ do Sở đề ra.

Triển khai công tác tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Trung ương số 18 Hội nghị lần 6 khóa XII về tinh gọn bộ máy và Nghị quyết số 54 của Quốc hội về cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với công tác quản lý ngành.

Thực hiện Đề án tinh giản biên chế theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC của Liên Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế tại cơ quan, đơn vị khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

2.2. Công tác tổ chức, cán bộ

Tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức.

Thực hiện công khai quy hoạch, tuyển dụng cán bộ, công chức để củng cố, kiện toàn bộ máy nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống, tham nhũng.

Tiếp tục thực hiện việc chuyển xếp chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên môi trường.

Tiếp tục thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ được quy định chức danh lãnh đạo, quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Công tác cải cách hành chính

Tiếp tục rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; kịp thời phát hiện các văn bản đã hết hiệu lực pháp luật, không phù hợp với quy định hiện hành để có kiến nghị, đề xuất kịp thời với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bãi bỏ những văn bản có nội dung không còn phù hợp, đồng thời kiến nghị bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn.

Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tập trung xây dựng quy định cơ chế phối hợp, liên thông giữa các cơ quan, đơn vị và công khai những thủ tục hành chính đối với từng loại việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định, nhân dân giám sát việc thực hiện.

Xây dựng và hoàn thành hệ hống hạ tầng công nghệ thông tin của ngành bao gồm hệ thống mạng thông tin, trang bị thiết bị máy tính; đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin xử lý quy trình công việc trong nội bộ, trong giao dịch với cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân; tiếp tục hoàn thiện hệ thống “một cửa điện tử” các hệ thống thông tin, tạo luồng thông tin tự động. mở rộng phạm vi kết nối với 24 quận - huyện và các Sở, Ban - ngành “một cửa điện tử” cung cấp tình trạng giải quyết hồ sơ thành phố; công bố danh mục các dịch vụ hành chính, Bộ thủ tục hành chính công trên mạng thông tin điện tử hành chính theo quy định.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra

Tăng cường thanh tra trách niệm quản lý của người đứng đầu; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của các phòng, ban, đơn vị để phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đồng thời thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng Sở

- Tiếp tục rà soát quy chế tổ chức, tổ chức và hoạt động của các Phòng, ban, đơn vị;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính chính của Sở

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Sở.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc Sở thực hiện luân chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo quy định.

 - Xây dựng quy hoạch nguồn nhân sự cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

- Xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm gắn với công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động công chức, viên chức, trong đó tập trung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; triển khai các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, nhiệm vụ của công chức, viên chức.

- Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc kê khai tài sản và công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định.

- Phối hợp với Phòng Pháp chế tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan.

- Phối hợp với Thủ trưởng các Phòng, ban, đơn vị thực hiện việc công khai các loại thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo dõi việc giải quyết hồ sơ hành chính theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong giải quyết hồ sơ.

- Phối hợp với Trung tâm công nghệ Thông tin để hoàn thiện cơ sở hạ tầng để hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo việc thực hiện các thủ tục có hiệu quả, đúng thời gian theo quy định cũng như nâng cao việc giám sát của nguồi dân.

- Tiếp tục phối hợp với quận huyện ủy, tham gia giám sát đối với hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận huyện.

- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động tài chính và tình hình sử dụng ngân sách Nhà nước; mua sắm tài sản công của cơ quan.

- Triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hàng năm gắn với công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động công chức, viên chức gắn với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, nhiệm vụ của đội ngũ công chức, viên chức.

2. Phòng Pháp chế

Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường, cụ thể: Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Phối hợp với Thủ trưởng các Phòng, ban, đơn vị tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành tài nguyên và môi trường theo Kế hoạch hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính

Hướng dẫn các Phòng, ban, đơn vị trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán sử dụng ngân sách nhà nước và thực hiện giải ngân theo quy định.

4. Các Phòng, ban, đơn vị

Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.

Tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình để kịp thời phát hiện sai phạm, khắc phục và có biện pháp phòng ngừa hành vi tham nhũng phù hợp thực tiễn hoạt động của cơ quan theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hàng cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

5. Thanh tra Sở

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2020 trong đó có việc thực hiện thanh tra về công tác phòng, chống tham nhũng tại Phòng, ban, đơn vị thuộc Sở.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các Phòng, ban, đơn vị thuộc Sở thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Công văn số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố và Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ.

- Đối với các báo cáo quý, báo cáo gửi trước ngày 05 của tháng cuối quý.

- Đối với báo cáo năm, báo cáo gửi trước ngày 30 tháng 11 của năm.

Giao Thanh tra Sở là đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tham nhũng của Sở và tham mưu Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 10 của tháng cuối quý và trước ngày 10 tháng 12 của năm.

 

 

Thanh tra Sở


Số lượt người xem: 431    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm