■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
3
9
5
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 05 Tháng Mười 2015 8:55:00 SA

Quy hoạch mạng lưới quan trắc TN&MT đến năm 2025: Đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý nhà nước

 


Nhiều trạm quan trắc sẽ được xây dựng phục vụ tốt hơn công tác quản lý Nhà nước


 
 
Hiện Bộ TN&MT đang triển khai xây dựng Dự thảo Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý Nhà nước hiện nay.
 

 

* Quy hoạch cũ: Riêng rẽ, thiếu tầm dự báo

 

Để có nguồn dữ liệu về TN&MT làm cơ sở cho việc hoạch định, xây dựng chính sách, đầu năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc TN&MT đến năm 2020. Đây là lần đầu tiên hệ thống các mạng quan trắc tài nguyên và môi trường đã được hệ thống hóa, lồng ghép, bảo đảm tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển bền vững đất nước và bảo vệ tổ quốc.

 

Tuy nhiên qua 7 năm thực hiện, quy hoạch này đã bộc lộ một số bất cập mà nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm giảm khả năng phục vụ của mạng lưới quan trắc TN&MT.

 

Theo đó, mạng lưới quan trắc TN&MT được xây dựng trên nền tảng là các mạng riêng rẽ được hình thành vào nhiều thời kỳ khác nhau chủ yếu phục vụ nhu cầu của từng lĩnh vực, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực. Nội dung quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước còn chồng chéo, trùng lặp. Cùng một nội dung quan trắc nhưng quy trình còn phân tán do thiếu sự thống nhất trong quản lý và điều hành lực lượng quan trắc TN&MT. Một số yếu tố, đối tượng quan trắc chưa được đưa vào quy hoạch như việc quy trắc để phục vụ cho các mục đích như ước lượng mưa, điều tiết hồ chứa, kiểm soát tài nguyên nước, nguồn nước xuyên biên giới…

 

Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc TN&MT đến năm 2020 hiện còn chưa có tầm nhìn dự báo về ảnh hưởng của phát triển đô thị đối với mạng quan trắc hiện có, dẫn đến bị động khi quá trình đô thị hóa nhanh tại một số địa phương làm cho ảnh hưởng lớn đến tầm quan sát và chất lượng của số liệu quan trắc tại một số trạm quan trắc. Đồng thời so với nhu cầu quan trắc kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và đến năm 2020, mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường hiện nay nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu công tác quản lý nhà nước còn thưa và chưa hợp lý. Đặc biệt là quan trắc khí tượng thủy văn ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai như bão, lũ, lũ quét,vùng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao như khu đô thị, làng nghề, quan trắc nước dưới đất ở vùng khai thác nước tập trung hoặc có nguy cơ thiếu nước. Bên cạnh đó, Quy hoạch này hiện vẫn chưa có quy chế về trao đổi số liệu, thông tin điều tra cơ bản nói chung và quan trắc nói riêng nên dữ liệu thu được rất lớn song lại phát tán. Điều đó dẫn tới việc thông tin không phát huy được hiệu quả, phục vụ tốt hơn công tác quản lý. Trong khi đó, đầu tư Nhà nước cho mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường còn thấp, công nghệ quan trắc còn thiếu đồng bộ và lạc hậu…

 

* Hệ thống quan trắc TN&MT theo hướng “mở”

 

Nhằm khắc phục và hoàn thiện những hạn chế, hiện Bộ TN&MT đang khẩn trương xây dựng Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 205, tầm nhìn đến năm 2025 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu công tác quản lý nhà nước hiện nay.

 

Theo đó, quy hoạch sẽ được xây dựng trên quan điểm phải lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực, có tính kế thừa, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có, trong đó mạng quan trắc khí tượng thủy văn là nòng cốt. Theo lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ TN&MT), việc lồng ghép này sẽ được tuân thủ theo nguyên tắc lồng ghép tối đa trạm, điểm quan trắc của lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên cơ sở lấy các trạm, điểm quan trắc. Kế thừa các công trình mạng lưới quan trắc hiện có, lại bỏ các công trình, điểm, trạm quan trắc không còn phù hợp. Chú trọng tăng dày các công trình, điểm quan trắc, hạn chế xây dựng trạm quan trắc mới.Việc lồng ghép làm tăng hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của hoạt động quan trắc, không gây tác động xấu, làm gián đoạn hoạt động quan trắc của các mạng quan trắc thành phần.

 

Mạng lưới này phải xây dựng trên việc đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại và toàn diện; đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa công nghệ và thiết bị quan trắc, phân tích, truyền tin và xử lý thông tin theo hướng số hóa trên cơ sở phát huy công nghệ trong nước và tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Đây sẽ là một hệ thống mở, liên tục được bổ sung, nâng cấp hoàn thiện, được kết nối và chia sẻ thông tin từ trung ương đến địa phương với sự quản lý thống nhất của Bộ TN&MT.

 

Theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 dự kiện sẽ có khoảng 1.685 trạm quan trắc (hiện có 771 trạm, xây mới 914 trạm, nâng cấp 246 trạm từ các trạm hiện có, 6.332 điểm quan trắc (hiện có 1864 điểm, xây mới 4.468 điểm, nâng cấp 505 điểm từ các điểm hiện có và 1557 công trình quan trắc (hiện có 735 công trình, xây mới 822 công trình). Trong đó, đã lồng ghép được 62 trạm quan trắc lồng ghép vào 3 lĩnh vực như 14 trạm (khí tượng, môi trường, đo đạc bản đồ); 15 trạm (thủy văn, môi trường, tài nguyên nước) và 32 trạm (hải văn, môi trường biển). Dự kiến quy hoạch cũng sẽ có 167 trạm và 768 điểm quan trắc lồng ghép hai lĩnh vực bao gồm 50 trạm định vị vệ tinh được xây dựng tại các trạm thuộc mạng lưới khí tượng thủy văn (49 trạm Khí tượng + đo đạc và 1 trạm thủy văn + đo đạc); 32 trạm môi trường không khí, 88 trạm môi trường nước sông hồ được quy hoạch vào mạng lưới trạm khí tượng thủy văn. Ngoài  ra 21 trạm radar biển sẽ được lồng ghép vào trạm hải văn và 768 điểm quan trắc môi trường nước dưới đất vào các điểm quan trắc nước dưới đất.

 

Để hướng tới mục tiêu này, hiện Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành liên quan đang khẩn trương thực hiện một số giải pháp như tiếp tục hoàn thiện về chính sách pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ quan trắc. Các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và mở rộng hợp tác quốc tế.

 

Hi vọng rằng với những nỗ lực của Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành liên quan mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường sẽ ngày càng hoàn thiện phục vụ tối đa cho công tác quản lý nhà nước góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội.

 

 

Nguồn: Website Bộ TNMT.

 


Số lượt người xem: 3993    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm