• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
8
8
7
3
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 18 Tháng Mười Hai 2014 2:50:00 CH

Nhiều kênh rạch ở TPHCM vẫn còn ô nhiễm nặng

Ngày 18-12, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Sở Khoa học công nghệ TPHCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM và Viện tài nguyên và môi trường tổ chức hội thảo “Cấp bách tìm giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước tuyến sông, kênh rạch”.


 

 

 

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Lợi, Phó Tổng Biên tập cáo Sài Gòn Giải Phóng cho biết, TPHCM có mạng lưới sông ngòi dày đặc góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường trên địa bàn thành phố… Tuy nhiên, hiện nay tình trạng lấn chiếm và vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý xuống dòng kênh làm cho kênh rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng gây hại cho đời sống, sức khỏe của người dân.

 

Theo Sở tài nguyên và Môi trường, TPHCM có khoảng 2.000 km hệ thống sông, kênh rạch với mật độ dày đặc, có vai trò quan trọng trong hoạt động giao thông thủy, tiêu thoát nước nhằm hạn chế ngập úng, điều hòa không khí và làm sạch môi trường. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh và công nghiệp phát triển mạnh trong khi các giải pháp quản lý chất thải chưa được triển khai kịp thời nên đã tác động tiêu cực đến hệ thống kênh rạch khiến kênh rạch ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc đều thấp; giá trị N (NH3) cùng với giá trị P (PO4) cao là minh chứng cho sự ô nhiễm do các loại nước thải sinh hoạt đô thị chưa dược xử lý xả trực tiếp ra kênh rạch. Ngoài ra, giá trị BOD5, COD tại hầu hết các điểm quan trắc thuộc kênh rạch nội thành và ngoại thành là khá cao.

 

Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều kênh rạch bị ô nhiễm là do hệ thống kênh rạch trên địa bàn TPHCM chịu tác động trực tiếp của các chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế-xã hội với các nguồn thải chính là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước thải y tế và nước thải từ các bãi rác.

 

Thêm vào đó, hiện vẫn có rất nhiều cơ quan, đơn vị cùng quản lý kênh rạch nên khó tránh khỏi trường hợp “nhìn nhau xử lý” nên tình trạng vi phạm lấn chiếm, xả rác kênh, rạch vẫn thường xuyên xảy ra.

 

Để hạn chế tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về biện pháp bảo vệ kênh rạch; tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị quản lý sông, kênh, rạch; tăng cường xử phạt các doanh nghiệp sản xuất trong khu dân cư xả nước thải chưa qua xử lý…

 


Theo Báo SGGP

 

 

 


Số lượt người xem: 3541    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm