■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
2
5
8
2
2
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 28 Tháng Mười Một 2014 9:10:00 SA

Cần thúc đẩy cải cách tư pháp để góp phần bảo vệ môi trường và quyền lợi cộng đồng

(TN&MT) - Đó là nội dung chính được thảo luận trong Hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PlanNature) tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ Sáng kiến Tư pháp (JIEF) ngày 27/11 tại Hà Nội.
Hội thảo thu hút sự tham gia của các đại diện đến từ các cơ quan có liên quan như: Hội nông dân Việt Nam; Trung tâm Y tế công cộng và Hệ sinh thái; Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT;…
 
Toàn cảnh Hội thảo
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên bày tỏ mong muốn được lắng nghe, chia sẻ những câu chuyện, ý kiến của các chuyên gia hay những bức xúc của người dân liên quan đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi và thảo luận về các giải pháp cho những cộng đồng dân cư đang chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường.
 
Theo TS.BS Phạm Đức Phúc, đến từ Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng và hệ sinh thái – trường Đại học Y tế công cộng thì hiện nay ở Việt Nam tốc độ công nghiệp hóa; đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên; môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn; cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải; công nhân, người lao động là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm môi trường. Đây chính là thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
 
Vẫn theo TS.BS Phúc thì những thực trạng này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, sức khoẻ con người, môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp,… “Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá huỷ. Ngoài ra, những dạng ô nhiễm cũng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Cụ thể, ô nhiễm không khí gây ra những bệnh về tim mạch, hô hấp; ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, mất ngủ; ô nhiễm nước gây ra những bệnh về tiêu hoá, nhiễm độc, ung thư,…”
 
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Chia sẻ từ Hội thảo cho thấy các cơ chế khiếu kiện khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực môi trường hiện nay chưa bảo vệ được quyền lợi của người dân, thậm chí trong không ít trường hợp còn chất thêm gánh nặng cho người khởi kiện. Việc xử lý các vi phạm về môi trường còn nhiều bất cập cả về xử phạt hành chính và xử lý hình sự, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành.
 
Theo TS. Nguyễn Văn Cương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì thủ tục đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hiện hành còn chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia một cách thực chất trong quá trình ĐTM trước khi triển khai một dự án đầu tư có ảnh hưởng tới môi trường địa phương. “Để nâng cao hiệu quả tham gia của người dân trong giám sát xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường, cần có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về chủ thể có quyền giám sát xã hội, quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện hoạt động giám sát, đối tượng chịu sự giám sát, quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân” - TS. Nguyễn Văn Cương nhận định.
 
Trên cơ sở phân tích các vụ khiếu kiện điển hình, các đại biểu đã đưa ra những khuyến nghị nhằm cải cách lĩnh vực tư pháp môi trường ở Việt Nam. Trong số những giải pháp này, việc thành lập Tòa Môi trường và sử dụng giám định dân sự để xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường được khuyến cáo cần được nhìn nhận và áp dụng trong thực tiễn.
 
Sau khi chỉ ra một số bất cập về chính sách và thực thi trong cơ chế khiếu kiện, việc thực hiện các quy định về môi trường và y tế, việc xử lý các vi phạm môi trường,… bà Nguyễn Hoàng Phượng, Điều phối viên Chương trình Chính sách thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên đề xuất một số kiến nghị cho việc hỗ trợ cải cách Tư pháp trong lĩnh vực môi trường như: Phát huy các cơ chế độc lập hỗ trợ như Thừa phát lại, Giám định độc lập; Xem xét thời hiện khởi kiện dân sự liên quan đến vi phạm về môi trường; Chia sẻ trách nhiệm chứng minh và xác định thiệt hại đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của các chủ thể liên quan; Thành lập thí điểm Tòa Môi trường.
 
                                                                                                                       ( Theo Báo Tài nguyên và Môi trường ).

Số lượt người xem: 3746    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm