■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
3
8
9
8
2
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 20 Tháng Tám 2014 9:05:00 SA

Phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam: Cần một lộ trình phù hợp

(TN&MT) - Tại Việt Nam, loại hình dịch vụ môi trường hầu như còn bỏ ngỏ, chưa nhận được nhiều sự quan tâm và định hướng phát triển. Trong khi đó, xanh hóa nền kinh tế đang được đưa lên hàng đầu của chiến lược phát triển bền vững...

 

DVMT ở nước ta vẫn chủ yếu hoạt động với sự hỗ trợ của Nhà nước
 
Phát triển… lệch
 
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2012, cả nước hiện có 3.982 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ về môi trường (DVMT). 13 tỉnh, thành phố dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp môi trường là thành phố Hà Nội (1.258 doanh nghiệp), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (1.025 doanh nghiệp)... Chỉ tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 2.283 doanh nghiệp thực hiện DVMT, chiếm 60,57% tổng số doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.
 
Tuy nhiên, những doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở khu vực các thành phố lớn, còn hiều tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, khu vực Tây Nam Bộ gần như không có doanh nghiệp thực hiện dịch vụ về quan trắc, phân tích môi trường; dịch vụ thiết kế, chế tạo, xây dựng hệ thống xử lý chất thải... Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ môi trường  không phụ thuộc vào vị trí phân bố. Doanh nghiệp thực hiện DVMT ở các tỉnh, thành phố lớn còn đa dạng về loại hình hoạt động, gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh... Trong khi đó, ở các địa phương còn lại, doanh nghiệp môi trường chủ yếu là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị hoặc Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
 
Quy mô của các doanh nghiệp từ các tỉnh, thành này cũng chỉ được xếp vào loại vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, ít có doanh nghiệp lớn. Theo số liệu điều tra khảo sát tại 493 doanh nghiệp cho thấy, vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trung bình là hơn 35 tỉ/đơn vị. Ngoài ra, trong các doanh nghiệp DVMT thuộc tỉnh chưa có doanh nghiệp nào có khả năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ; các doanh nghiệp có khả năng cung cấp từ 2 loại hình dịch vụ trở lên chỉ có ở các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng…
 
Thiếu hành lang pháp lý
 
Đánh giá chung về “bức tranh” dịch vụ môi trường ở nước ta hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhà nước về DVMT để giải quyết những vấn đề lớn của quan trọng của đất nước. Doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi khoa học công nghệ tiên tiến, thông tin và khả năng tiếp cận thị trường so với doanh nghiệp nước ngoài. Chất lượng cung ứng dịch vụ của một số doanh nghiệp chưa cao, tư vấn chưa sát với thực tiễn là nguyên nhân chính làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng DVMT. Bên cạnh đó, hiện chúng ta chưa có quy định rõ ràng về điều kiện cấp phép hành nghề DVMT từ đó dẫn tới việc thiếu cơ chế khuyến khích, tạo thị trường cho các doanh nghiệp DVMT hoạt động. Mức phí chưa quy định cụ thể cũng là nguyên nhân làm chậm sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Một số lĩnh vực Nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
 
Đứng trước những thực trạng này, và để hoàn thiện, “lấp” đi những “khoảng trống” còn thiếu, nhằm tạo ra một khung chính sách đầy đủ với những quy định cụ thể tạo điều kiện cho DVMT phát triển, vừa qua, Bộ TN&MT đã tổ chức hội thảo tiếp thu những ý kiến nhằm góp ý cho dự thảo khung chính sách và pháp luật phát triển DVMT trình Thủ tướng phê duyệt. Để phát triển DVMT trong thời gian tới, các đại biểu đã đề xuất một số nhóm giải pháp như quy hoạch, phát triển mạng lưới doanh nghiệp môi trường. Thực hiện các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp DVMT. Ban hành các quy định đơn giản thủ tục hành chính đồng thời  cũng cần rà soát ban hành các quy định pháp luật về điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực DVMT, công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp cũng phải được đẩy mạnh. Việc tăng cường đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp DVMT nâng cao năng lực lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp...
 
                                                                                                                                       Nguyễn Cường

Số lượt người xem: 3542    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm