■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
9
6
3
6
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 29 Tháng Bảy 2014 10:45:00 SA

Kiếm soát ô nhiễm nguồn nước: Chuyện từ một dòng sông “chết”

(TN&MT) - Là một cường quốc tiên tiến hàng đầu thế giới, nhưng trong quá khứ nước Mỹ đã từng trải qua những giai đoạn mà ô nhiễm nguồn nước ở mức độ nghiêm trọng hơn so với nước ta hiện nay. Nhưng với một quá trình lâu dài, quyết liệt và những chính sách phù hợp màu xanh những con sông trên nước Mỹ đã được cải thiện.
Sông của Mỹ từng ô nhiễm khủng khiếp
 
Câu chuyện về một dòng sông bị “bức tử” tưởng chừng như đã “chết” vì ô nhiễm nhưng cũng chính từ đó đã góp phần thúc đẩy một bộ luật ra đời nhằm trả lại sự sống cho hàng chục con sông trên nước Mỹ. Đó là những chia sẻ của bà Nguyễn Ngọc Lý Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng trong một buổi hội thảo về Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Chuyện bắt đầu từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, sông Cuyahoga ở bang Ohio là một trong những sông bị ô nhiễm nặng nhất ở Mỹ, dòng sông này là nơi xả thải của Công ty lọc dầu. Với chiều dài 160km và có lưu vực khoảng 2.100km2, bề mặt sông luôn bị bao phủ bởi một lớp dầu nhờn màu nâu, ngoài ra còn có một lớp dầu đen nặng nổi thành váng trên mặt nước. Ôxy hòa tan trong nước gần như bằng 0, hầu như không có bất cứ loài sinh vật nào tồn tại. Dòng sông Cuyahoga ngày ngày vẫn “âm thầm” hứng chịu ô nhiễm, nhưng bỗng một ngày “dòng sông nhiễm dầu” ấy đã “lên tiếng” tới mức tự bùng cháy. Đỉnh điểm là 22/6/1969 trong một vụ tự bốc cháy tại sông Cuyahoga đã gây thiệt hại gần 1 triệu USD cho tàu thuyền và một tòa nhà văn phòng bên bờ sông. Các vụ cháy liên tiếp sau đó được truyền thông chú ý nhờ đó Cuyahoga trở thành tâm điểm của vấn đề ô nhiễm khắp nước Mỹ.
 
 
Một góc Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mô hình kiểu mẫu trong xử lý ô nhiễm nguồn nước.
 
 
Sự kiện này được đánh giá là một hồi chuông mạnh mẽ cảnh tỉnh giới chức toàn nước Mỹ trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại các con sông. Người ta đã nghĩ đến việc cần thiết phải xây dựng một bộ luật nhằm kiểm soát chặt chẽ vấn đề này và luật đã được xây dựng bởi các nhóm hoạt động môi trường, các doanh nghiệp và các nhà công nghệ... dưới sự dẫn dắt của Thượng nghị sĩ Edmund Muskie. Một yếu tố thuận lợi trong thời gian này dẫn tới sự ra đời nhanh chóng của Luật đó là sự thành lập của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA). Chính sự ra đời của tổ chức này đã giúp cho sự chuẩn bị hoàn thiện một bộ luật được hoàn tất.
 
Kể từ khi ra đời năm 1972 cho tới bản được bổ sung sửa đổi tháng 11/2002, Luật Nước sạch của Mỹ gồm 234 trang, 6 đề mục, 94 điều, 607 khoản. Luật đề ra mục tiêu với tất cả nguồn nước phải đảm bảo cho bơi lội và đánh bắt cá vào năm 1983. Mọi nguồn ô nhiễm phải được loại bỏ vào năm 1985. Trong bộ luật này nhằm hướng tới tập trung xử lý những vấn đề ô nhiễm đã được xác định triệt để (mọi nguồn từ ống cống đến rãnh nước thải) đều phải được xử lý, kiểm soát theo Luật. Nước thải (đô thị và công nghiệp) phải được xử lý thứ cấp và nếu cần sẽ xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi cho phép xả thải ra môi trường. Tiêu chuẩn nước quốc gia phải do EPA phê chuẩn và được áp dụng tuân thủ trên toàn quốc trừ khi các bang, tiểu bang có quy định nghiêm ngặt hơn. Các hành vi xả thải chưa có giấy phép của EPA bị coi là bất hợp pháp. Trong quá trình triển khai luật EPA chịu tránh nhiệm hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các bang.
 
Hành trình hồi phục dòng sông Việt
 
Không phải ở Việt Nam không có những dòng sông được hồi sinh mà điển hình là Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè từng được mệnh danh là dòng kênh hôi thối nhất tại TP.HCM. Với số tiền được đầu tư lên tới 1.600 tỷ đồng dự án đã thực hiện đền bù giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân sống ven kênh, nạo vét bùn đất, làm đường, lát vỉa hè, trồng cây xanh… Từ những nỗ lực này đã biến dòng Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành một điển hình kiểu mẫu trong cải tạo, bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước, vẫn còn rất nhiều dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Từ những bài học của nước Mỹ đã trải qua và tình hình thực tiễn Việt Nam đang mắc phải, ông Trần Thế Loãn – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm cho biết, hiện nay mức độ ô nhiễm tại các con sông lớn không cao, tuy nhiên với các con sông ven khu đô thị hoặc khu công nghiệp thì thực trạng ô nhiễm là rất lớn. Việc xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mỗi địa phương cần phải xem xét cụ thể thực trạng các nguồn gây ô nhiễm và các công cụ quản lý hiện có nhằm đặt ra mục tiêu, biện pháp và lộ trình cần đạt được đối với công tác kiểm soát ô nhiễm
 
Cùng chung với quan điểm này, bà Nguyễn Ngọc Lý cho rằng, hành trình cải tạo các dòng sông chết là một hành trình dài cần có sự quyết tâm từ phía các nhà quản lý, mà trước hết là việc xây dựng Luật Nước sạch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước trước ô nhiễm công nghiệp và các nguồn ô nhiễm khác. Sự thành công trong việc giữ gìn môi trường nguồn nước của Mỹ cũng chính là sự thành công của việc cho ra đời Luật Nước sạch với những quy định hết sức chi tiết, cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân.
 
                                                                                                                                                                                                                    Nguyễn Cường

Số lượt người xem: 3832    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm