■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
7
4
5
7
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 31 Tháng Ba 2016 9:00:00 SA

Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước

 

 



Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang và Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan - bà Melanine Schultz ký Biên bản phiên họp lần thứ 5 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước

 
 
Sáng ngày 30/3, tại Hà Nội đã diễn ra Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Minh Quang và Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan - bà Melanine Schultz đồng chủ trì phiên họp này.
 

 

Tham dự Phiên họp của Ủy ban về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Trí Trung;... cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Cục, Vụ, Viện của Bộ TN&MT.

 

Về phía Hà Lan có bà Nienke Trooster, Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam; Giáo sư Stefan Kuks, Trưởng Ban quản lý nước Vechtstromen; bà Paula Verhoeven, Giám đốc Cơ quan về Bền vững của Thành phố Rotterdam; ông  Gernieuwpoort, Giám đốc Văn phòng Không gian Hà Lan; ông Willem Mak, Phó Giám đốc về nước quốc tế, Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường; ông Tom Kompier, Thư ký thứ nhất về nước về khí hậu, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam; ông Robbert Moree, Điều phối đồng bằng tại Việt Nam, Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường...

 

Việt Nam – Hà Lan: Đẩy mạnh hợp tác song phương, cùng nhau thực hiện tốt hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước


Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang phát biểu khai mạc tại Phiên họp


 

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết, kể từ khi Chính phủ hai nước ký kết “Thỏa thuận đối tác chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước”, Việt Nam và Hà Lan đã cùng nhau trải qua chặng đường dài để đưa mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển và đi vào thực chất.

 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, qua hơn 5 năm thực hiện Thỏa thuận, nhiều nội dung hợp tác cụ thể đã được hai bên ký kết và triển khai với sự tham gia hỗ trợ tích cực của nhiều Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, Trường đại học và chuyên gia, cố vấn kỹ thuật của Hà Lan trên các lĩnh vực như: giáo dục đại học và sau đại học về quản lý nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái; hợp tác giữa hai thành phố Hồ Chí Minh - Rotterdam; dịch vụ về nước và khí hậu; nạo vét kênh tưới tiêu quy mô nhỏ,… và điển hình là sự hỗ trợ của Hà Lan trong việc xây dựng Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên nền tảng của Kế hoạch đồng bằng Hà Lan nhằm đưa ra một tầm nhìn dài hạn và các gợi ý cho việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long an toàn, bền vững và trù phú. Đặc biệt, các nội dung hợp tác trong khuôn khổ của Thỏa thuận đã đạt được nhiều kết quả tích cực, huy động được sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa hai Chính phủ, giữa các vùng có nét tương đồng của hai quốc gia, thúc đẩy sự hợp tác toàn diện hơn nữa giữa Việt Nam và Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước.

 

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đặc biệt đề cao cách tiếp cận tổng thể của phía Hà Lan trong đó yêu cầu sự gắn kết cao giữa các vùng miền và các địa phương; giữa các cấp, các ngành; giữa khối doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở nghiên cứu để xác định mục tiêu và đưa ra giải pháp toàn diện cho các vấn đề về nước và biến đổi khí hậu. Nhờ cách tiếp cận này, hợp tác của hai Chính phủ đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như xây dựng thành công Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long; hình thành Chiến lược thích ứng với khí hậu cho TP.Hồ Chí Minh đến năm 2100; triển khai dự án xử lý nước thải công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng. Và tương lai là việc triển khai các Thỏa thuận giữa thành phố Hà Nội và Amsterdam, thành phố Hồ Chí Minh- Rotterdam và các dự án thích ứng đô thị, nạo vét, xử lý nước đô thị, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình hợp tác với Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

“Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Hà Lan trong việc triển khai thực hiện nội dung Tuyên bố chung của Đối thoại cấp cao “Việt Nam kêu gọi các đối tác quốc tế chung tay cùng ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức bên lề Hội nghị các Bên tham gia Công ước khí hậu lần thứ 21 (COP21) vừa qua. Thông qua Hội nghị tập huấn cấp cao dành cho các cán bộ, lãnh đạo, quản lý cấp cao của các Bộ ngành và 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hội nghị đã nhất trí đề xuất Báo cáo tổng hợp các khuyến nghị liên quan đến lập và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ thích ứng, chống chịu và phát triển bền vững với các giải pháp tổng thể, liên ngành, liên vùng” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh.

 

Phát biểu tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan - bà Melanine Schultz cho biết, Chính phủ Hà Lan đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong việc  triển khai các vấn đề ưu tiên về lĩnh vực biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước. Trong lĩnh vực này, hai bên đã triển khai rất tích cực và hiệu quả thông qua việc thường xuyên tổ chức các Phiên họp thường niên với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa phương liên quan.

 

Theo Bộ trưởng Melanine Schultz, trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã dành các nguồn lực và con người để đối phó với biến đổi khí hậu nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Trong nỗ lực này, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước.

 

“Chính phủ Hà Lan đã, đang và sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” - Bộ trưởng Melanine Schultz khẳng định.

 

Đối thoại song phương Việt Nam và Hà Lan về những vấn đề liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước

 

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương của Việt Nam và các chuyên gia Hà Lan cũng đã đối thoại song phương về những vấn đề liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước. Trong đó, hai bên đã tập trung chia sẻ, thảo luận về các nội dung liên quan đến “Hợp tác giáo dục đại học và sau đại học về quản lý nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái nông nghiệp liên quan đến Việt Nam”; “Tăng cường các quan hệ kinh doanh và thương mại giữa Việt Nam – Hà Lan trong lĩnh vực quản lý nước”; “Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long”; “Tiến trình hợp tác Rotterdam và Thành phố Hồ Chí Minh”; “Hợp tác sông Hồng”, “Chương trình ORIO ở Việt Nam”; “Xói lở bờ biển, Đô thị thích ứng, Giữ nước vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đảo cân bằng”; …

 

 

Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu tại Phiên họp


 

Liên quan đến nội dung về Hợp tác giáo dục đại học và sau đại học về quản lý nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái nông nghiệp liên quan đến Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết, Việt Nam rất cảm ơn Chính phủ Hà Lan đã tài trợ cho các chương trình đào tạo giúp xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Năng lực của các trường Đại học được tăng cường đáng kể bao gồm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất (thiết bị phòng thí nghiệm) và đã đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của về con người cho ngành nước.

 

“Trong thời gian tới, tôi mong đợi các đối tác Hà Lan tiếp tục hỗ trợ, hợp tác về nghiên cứu đặc biệt tập trung vào các đối tượng là nhà quản lý, những nhà hoạch định chính sách cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với những đề tài nghiên cứu cụ thể của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là hỗ trợ về chuyên môn, chuyên gia của phía Hà Lan để các nghiên cứu này mang tính thực tiễn cao, tích hợp được các kiến thức, kinh nghiệm của phía Hà Lan và có thể áp dụng được trong thực tiễn quản lý nhà nước hiện tại” – Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh.

 

Về Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long trong khuôn khổ phát triển chung, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan Melanie Schultz van Haegen cho biết: Trong tương lai, vai trò thực hiện Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long của phía Hà Lan phụ thuộc vào dự tính của phía Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện Chương trình dài hạn cho đồng bằng sông Cửu Long.

 

“Bằng kiến thức, chuyên môn, và mối quan hệ với các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế mà Hà Lan là nhà tài trợ chính, chúng tôi có thể đóng góp một phần cho quá trình chuyển đổi này. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi nhiều công sức thiết lập các bước để tạo điều kiện phát triển cho Chương trình. Chúng tôi có thể hỗ trợ bằng cách tư vấn phương thức kết hợp giữa Quy hoạch không gian, Phát triển không gian cho sông, Quản lý thích ứng cho vùng đồng bằng và Nghiên cứu thực tế để đạt được sự gắn kết tối đa” - Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan Melanie Schultz van Haegen chia sẻ.

 

 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng phát biểu tại Phiên họp 

 

Liên quan đến vấn xói lở đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên toàn bộ vùng bờ biển Việt Nam, đặc biệt nghiêm trọng ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, bằng kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng đê biển, chính trị và bảo vệ bờ biển - là thế mạnh của Hà Lan, trong thời gian qua hai Chính phủ đã đẩy mạnh hợp tác để thực hiện một số nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài như: Tăng cường  nghiên cứu xác định nguyên nhân gây xói lở vùng bờ biển Việt Nam (ưu tiên khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long); Đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp để bảo vệ vùng bờ biển (ưu tiên phục hồi khu vực sạt lở, tạo bãi bồi, trồng rừng ngập mặn, các giải pháp bù cát và các giải pháp khác cho khu vực miền trung). Trong đó, trước mắt ưu tiên nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chống sạt lở cho khu vực Cửa Đại (Hội An), cửa sông Hương (Thừa Thiên – Huế), cửa Đà Rằng (Phú Yên), khu vực ven biển Bạc Liêu, Cà Mau.

 

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cũng mong rằng phía Hà Lan sẽ tiếp tục tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện các Dự án, cũng như có những đóng góp để có các giải pháp kỹ thuật phù hợp để bảo vệ vùng bờ biển Việt Nam trước tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

 

 

Toàn cảnh Phiên họp


 

Việt Nam - Hà Lan: Tiếp tục hợp tác triển khai Thỏa thuận đối tác chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước đi vào chiều sâu và thực chất

 

Phát biểu bế mạc Phiên họp, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết, Phiên họp lần thứ năm Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước đã diễn ra thành công tốt đẹp. Thông qua Phiên họp đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan tiếp tục hợp tác triển khai Thỏa thuận đối tác chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước kể từ khi ký kết năm 2010 đi vào chiều sâu và thực chất.

 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, cả Việt Nam và Hà Lan đều đứng trước thách thức lớn của nhân loại, đó là biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chính phủ Việt Nam đã xác định, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng là vấn đề sống còn của đất nước. Sự hợp tác của phía Hà Lan là rất thiết thực để Việt Nam có thể ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng một cách có hiệu quả.

 

Bộ trưởng cho biết, các nội dung hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận đã giúp Việt Nam rất nhiều trong việc tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu bằng các đề xuất hiệu quả, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng các kế hoạch, chiến lược này mới chỉ là bước khởi đầu và để biến các kế hoạch, chiến lược này thành hành động cụ thể cần phải có sự cố gắng của toàn bộ hệ thống chính trị, huy động nguồn lực của toàn đất nước mới có thể triển khai thành công các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu như đã đề xuất.

 

“Trong thời gian tới, việc triển khai Thỏa thuận hợp tác sẽ tiếp tục được đẩy mạnh về chiều sâu và mở rộng thêm các hướng hợp tác mới. Hai bên sẽ tăng cường tiếp xúc, trao đổi để xúc tiến những nội dung hợp tác mới trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và những thế mạnh của Hà Lan trong các lĩnh vực như: quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển, chỉnh trị sông, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, đánh giá và giải quyết các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống đô thị…”– Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh.

 

“Trên cơ sở Thỏa thuận và nội dung Phiên họp ngày hôm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai các chương trình, dự án đã được hai bên thống nhất hợp tác như Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình, nạo vét kênh tưới tiêu quy mô nhỏ, hợp tác Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hồ Chí Minh- Rotterdam, quản lý và thích ứng đô thị…

 

Từ các Khuyến nghị của Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long và Báo cáo tổng hợp các khuyến nghị liên quan đến lập và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam sẽ tập trung nguồn lực thực hiện Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và Sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” và đặc biệt thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cả các giải pháp công trình mang tính “không hối tiếc” đã được nêu ra trong bản Kế hoạch” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang khẳng định.

 

Cũng tại Phiên họp đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hỗ trợ ORIO Phú Mỹ (Thỏa thuận trợ cấp ORIO09/VN/21); Thư định hướng hợp tác giữa Hiệp hội nước Hà Lan và Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng Việt Nam; Bản ghi nhớ giữa Văn phòng không gian Hà Lan và Trung tâm vệ tinh quốc gia  - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam và Biên bản phiên họp lần thứ 5 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. 

 

Một số hình ảnh tại Lễ ký kết: 




 

 

 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Phiên họp

 

 

 

Nguồn: CTTĐT.


Số lượt người xem: 3487    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm