• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
3
3
2
2
0
Tin tức sự kiện 09 Tháng Giêng 2017 10:10:00 SA

Năm 2016: Ngành TN&MT vượt qua khó khăn để đạt được nhiều kết quả quan trọng

 


 
Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa báo cáo tại Hội nghị

 
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt phương châm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, Bộ TN&MT đã nắm bắt kịp thời sự vận động của thực tiễn; đổi mới công tác điều hành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thay mặt lãnh đạo Bộ TN&MT , Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa báo cáo tóm tắt kết quả năm 2016 ghi nhận nhiều kết quả quan trọng.
 

Thể chế, chính sách, pháp luật về TN&MT tiếp tục được hoàn thiện. Bộ đã trình Chính phủ dự án Luật Đo đạc và bản đồ, 14 Nghị định, ban hành và phối hợp ban hành theo thẩm quyền 50 thông tư, 8 thông tư liên tịch. Hệ thống chính sách, pháp luật mới được ban hành đã bám sát yêu cầu của thực tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân, doanh nghiệp; tăng cường công khai minh bạch, thiết lập sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực TN&MT giữa các thành phần kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường. Các Sở TN&MT đã cơ bản thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh, thành phố ban hành các văn bản theo thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.

 

Công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm gắn với những vấn đề bức xúc từ thực tiễn, có sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Toàn ngành đã tiến hành 1.816 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính 60,86 tỷ đồng, thu hồi 5.348 ha đất và 59 tỷ đồng. Đã tổ chức tiếp gần 7.000 lượt công dân; tiếp nhận gần 11.500 lượt đơn thư (hơn 7.500 đủ điều kiện); có văn bản hướng dẫn hoặc chuyển cơ quan thẩm quyền giải quyết 5.600 đơn thư, đạt 75% số vụ việc thuộc thẩm quyền.

 

Tổ chức bộ máy của ngành tiếp tục kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, gắn trách nhiệm người đứng đầu với nhiệm vụ của đơn vị. Hoàn thành quy hoạch các đơn vị sự nghiệp công lập. Các địa phương đã tập trung rà soát kiện toàn cơ quan TN&MT cấp tỉnh và cấp huyện. Đến nay có 42 tỉnh, thành phố đã ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TN&MT theo Thông tư liên tịch số 50 của Bộ TNMT- Bộ NV; 52 tỉnh, thành phố thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.

 

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm, đổi mới. Việc hoàn thiện thể chế đều gắn với nội dung Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ; loại bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không còn phù hợp. Hoàn thành việc sửa đổi rút ngắn từ 2-20 ngày đối với các thủ tục cấp GCN và đăng ký biến động; liên thông thủ tục với cơ quan thuế; xây dựng khung pháp lý và cơ sở dữ liệu đất đai để triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Đã hoàn thành và triển khai thử nghiệm hệ thống thông tin cung cấp 15 dịch vụ công trực tuyến tại Bộ. Nhiều địa phương đã cải cách, rút ngắn thời gian thực hiện TTHC so với quy định. Tuy nhiên, cải cách TTHC vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của người dân và doanh nghiệp, còn tình trạng cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp.

 

Hợp tác, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh trên đất cả các lĩnh vực quản lý huy động được nguồn lực, kinh nghiệm cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Đã đàm phán và thay mặt Chính phủ ký kết Thỏa thuận Paris về BĐKH và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện. Đàm phán vận động các tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam 215 triệu USD để triển khai các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH.

 

Nghiên cứu, triển khai và ứng dụng KH&CN bước đầu có những đổi mới gắn với thực tiễn đặt ra của ngành. Các kết quả nghiên cứu KH&CN đã được chuyển giao, ứng dụng trong xây dựng chính sách, pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và trong công tác điều tra cơ bản.

 

Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý TN&MT nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hiện đại hóa nền hành chính để thực hiện Chính phủ điện tử. Đã ban hành quy định đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của ngành; kết nối liên thông văn bản điện tử với hệ thống của Văn phòng Chính phủ. Có 117 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 32 tỉnh chính thức đưa cơ sở dữ liệu đất đai vào vận hành, khai thác, 1084 xã được kết nối với hệ thông thông tin đất đai, 74 văn phòng đăng ký được hiện đại hóa đã rút ngắn từ 1/3 đến 1/2 thời gian thực hiện thủ tục.

 

 

Toàn cảnh Hội nghị

 

Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ có nhiều chuyển biến tích cực; nguồn lực tài nguyên đã được phát huy cho phát triển KT-XH, những tồn tại hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH đã được nhận diện và có các giải pháp để giải quyết trong những năm tới.

 

Lĩnh vực quản lý đất đai, tập trung giải quyết tốt những vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành luật để tạo thêm xung lực phát triển kinh tế, góp phần ổn định xã hội. Lập và trình Quốc hội phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cấp quốc gia để các tỉnh, thành phố điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với hơn 60 nghìn ha để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo nhu cầu nhà ở cho nhân dân. Nguồn thu từ đất đạt 77,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,25% thu ngân sách nhà nước và 10,46% thu ngân sách nội địa. Đã triển khai nhiều giải pháp hoàn hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc và triển khai các đoàn công tác tháo gỡ vướng mắc trong đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.

 

Lĩnh vực tài nguyên nước: Tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy các hoạt động khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước. Tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra tài nguyên nước; tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt phục vụ chống hạn trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL. Triển khai thực hiện Đề án điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ĐBSCL. Hoàn thiện Đề án tổ chức lưu vực sông; xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng-Thái Bình. Triển khai thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy trình vận hành hồ chứa; thống kê, kiểm kê công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hoạt động xả nước thải vào nguồn nước. Công tác cấp phép được thực hiện chặt chẽ, toàn ngành đã cấp 3.161 giấy phép lĩnh vực tài nguyên nước. Tham mưu cho Chính phủ về các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2015-2016.

 

Lĩnh vực địa chất, khoáng sản, đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật khoáng sản thay thế Nghị định 15/2012/NĐ-CP để tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn; tăng cường công khai, minh bạch, cải cách TTHC. Công tác điều tra tài cơ bản tiếp tục được tăng cường, tập trung vào các loại khoáng sản có tiềm năng lớn. Thẩm định, cấp 71 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thẩm định 90 báo cáo tính tiền sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của Nhà nước với số tiền: 831 tỷ đồng; Bộ đã phê duyệt 26 báo cáo tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền là 756 tỷ đồng; có 37/63 tỉnh, thành phố phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền 2.359 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, ngân sách Nhà nước đã thu được 4.775 tỷ đồng.

 

Lĩnh vực môi trường: Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Trình TTgCP ban hành Chỉ thị 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Tập trung xử lý sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung. Hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để đối với 395/439 cơ sở cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/QĐ-TTg; 167/435 cơ sở theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg. Toàn ngành tiến hành 559 cuộc thanh tra, kiểm tra về môi trường đối với hơn 2.500 tổ chức, trong đó có 3 đoàn thanh tra chuyên đề đối với các cơ sở có nguồn thải lớn ra sông, ra biển để đánh giá công tác bảo vệ môi trường, đề xuất các giải pháp xử lý.

 

Lĩnh vực biển và hải đảo: Hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho quản lý tổng hợp biển và hải đảo. Công tác điều tra cơ bản tiếp tục được tăng cường gắn với lập quy hoạch, kế hoạch. Các địa phương ven biển đã thực hiện tốt Kế hoạch phân vùng sử dụng đới bờ của địa phương; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ.

 

Lĩnh vực khí tượng thuỷ vănHoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khí tượng thủy văn. Theo dõi, dự báo sát diễn biến của các hiện tượng thời tiết cực đoan, cảnh báo sớm về khả năng thiếu nước, hạn hán gay gắt ở miền Trung, Tây Nguyên, thiếu nước, hạn hán xâm nhập mặn nghiêm trọng ở khu vực Nam bộ; cung cấp các bản tin cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các cơ quan ở địa phương. Các địa phương đã chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ được TTgCP giao trong các Quyết định quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai và quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

 

Lĩnh vực biến đổi khí hậu: hoàn thiện nội dung Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh, Dự án chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam và Chương trình SP-RCC giai đoạn 2016-2020. Xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ 3 của Việt Nam, Báo cáo cập nhật hai năm một lần cho Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH. Tổ chức tốt Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao triển khai Hiệp định Paris tại Việt Nam. Triển khai Quyết định của TTgCP về việc phê duyệt hệ thống kiểm kê quốc gia khí nhà kính. Triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc hướng dẫn thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; đề xuất dự án trọng điểm, ưu tiên cấp bách trình Hội đồng liên ngành thẩm định, xác định Danh mục 55 dự án mới đưa vào Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 trình TTgCP phê duyệt.

 

Lĩnh vực đo đạc và bản đồ: Trình Chính phủ dự án Luật ĐĐ&BĐ. Xây dựng Dự án Hiện đại hóa mạng lưới độ cao quốc gia phục vụ công tác quy hoạch phát triển KT-XH tại một số thành phố lớn và khu vực ven biển. Triển khai dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa hình cơ bản phục vụ quy hoạch phát triển KT-XH và giám sát TN&MT CHDCND Lào. Đẩy mạnh công tác biên giới, địa giới.

 

Lĩnh vực viễn thám: Tập trung hoàn thiện các văn bản tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng viễn thám trong quản lý TN&MT. Xây dựng Quy hoạch phát triển ngành viễn thám quốc gia giai đoạn 2015-2025; xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám. Ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS trong xây dựng bản đồ diễn biến vùng ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, toàn ngành cũng thẳng thắn đánh giá, nhìn nhận các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cho toàn ngành trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Cụ thể, còn một số địa phương chưa chủ động ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật theo thẩm quyền; việc sử dụng đất còn nhiều tồn tại hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng; khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai vẫn còn phức tạp; CCHC đã được đổi mới trong các quy định nhưng chưa được thực thi đầy đủ, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC, chưa đáp ứng được sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; an ninh nguồn nước đang là thách thức lớn đối với phát triển KT-XH của đất nước; một số khu vực, nguồn nước dưới đất cũng bị khai thác quá mức, bị suy giảm liên tục, chưa có dấu hiệu hồi phục; ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô; rừng đầu nguồn bị suy giảm, BĐKH và nước biển dâng, xâm nhập mặn tác động mạnh mẽ tới tài nguyên nước; công tác quản lý tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường còn nhiều tồn tại; chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới công nghệ khai thác, chế biến nhằm thu hồi tối đa, nâng cao giá trị khoáng sản; ô nhiễm môi trường còn nhiều phức tạp; nhiều KCN, cụm công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng BVMT, gây ô nhiễm môi trường; các làng nghề hầu hết còn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; BĐKH diễn ra nhanh hơn so với dự báo, các hiện tượng thiên tai cực đoan có xu hướng ngày càng phức tạp, khó lường; ứng phó với BĐKH đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế; thỏa thuận toàn cầu mới về BĐKH mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng dẫn đến những thách thức trong việc chuyển đổi công nghệ để cắt giảm phát thải theo cam kết với thế giới,...

 

Về các nguyên nhân phải kể đến như tổ chức bộ máy của ngành còn có sự chồng chéo, chưa rõ trách nhiệm với các ngành khác, trong khi công tác phối hợp còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn chưa kịp thời; ddội ngũ cán bộ ở cơ sở còn nhiều bất cập, hạn chế; chính sách pháp luật trong quản lý tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH chưa theo kịp với thực tiễn phát triển năng động của nền kinh tế đất nước trong điều kiện hội nhập sâu rộng quốc tế; còn lỗ hổng, điểm nghẽn, rào cản đối với PT KT-XH cần được sửa đổi để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội với các hình thức PPP trong giải quyết vấn đề môi trường; quy hoạch tài nguyên nhất là quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ, liên kết, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh, các nguồn lực về tài nguyên cho phát triển KT-XH; thiếu quy hoạch BVMT, quy hoạch tài nguyên nước ở cấp toàn quốc, lưu vực sông và các vùng; công tác thanh tra, kiểm tra có sự đổi mới nhưng chưa trở thành công cụ sắc bén đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật; chưa tập trung giải quyết được hết các vấn đề về TN&MT gây bức xúc trong xã hội; một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, thẩm định năng lực của nhà đầu tư dẫn đến tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng; chưa thực hiện công bố tỷ lệ lấp đầy các KCN, cụm công nghiệp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai cho sản xuất, kinh doanh; nhận thức, ý thức trách nhiệm về BVMT của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế, coi nhẹ công tác BVMT còn khá phổ biến. Cơ chế thu hút FDI bằng mọi giá, thâm dụng vào chi phí môi trường. Chất lượng, hiệu lực, biện pháp quản lý nhà nước về môi trường còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu công cụ kinh tế như ký quỹ bảo hiểm môi trường, Cota phát thải..; hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước chưa cao, ĐTM, ĐMC chưa trở thành công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. đầu tư cho BVMT còn rất hạn chế, còn thiếu các cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội; nguồn thu từ môi trường chưa được sử dụng đầu tư trở lại cho BVMT. Chưa phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực trong giám sát, BVMT; còn thiếu nguồn lực cho điều tra cơ bản về tài nguyên nhất là tài nguyên nước, tài nguyên biển; công tác bảo vệ tài nguyên trước tác động của BĐKH, suy thoái chưa được chú trọng; việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu Chính phủ điện tử; mạng lưới cơ sở quan trắc, dự báo chưa hợp lý, trang thiết bị còn lạc hậu dẫn đến công tác phân tích, dự báo còn hạn chế; ở địa phương, năng lực thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế; nhiều nơi cán bộ hiểu và áp dụng chưa đúng quy định của pháp luật; chưa thiết lập được hệ thống theo dõi đánh giá, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, TTHC nên dẫn đến khiếu kiện phức tạp, vượt cấp; cơ chế điều phối, cơ chế giải quyết vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu việc khuyến khích, thu hút sự tham gia đầu tư, cung cấp tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội vào hoạt động thích ứng BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; một số địa phương còn quá chú trọng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả trước mắt, dẫn đến khai thác, sử dụng tài nguyên quá mức, thiếu bền vững; nhận thức về tác động của BĐKH còn chưa đầy đủ.

 

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 2349    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm