• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
2
5
1
1
8
Tin tức sự kiện 09 Tháng Giêng 2017 10:40:00 SA

Năm 2017: Quản lý chặt chẽ, phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển KT-XH; bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

 





 
Toàn cảnh Hội nghị

 
Năm 2017, là năm bản lề tạo nền tảng cho hoàn thành kế hoạch 5 năm, khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm. Mục tiêu đặt ra đối với ngành TN&MT là phải quản lý chặt chẽ, phát huy nguồn lực tài nguyên cho PT KT-XH; bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững và chủ động ứng phó với BĐKH. Vì vậy, toàn ngành cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; rà soát, đánh giá tình hình thực thi pháp luật xác định những tồn tại, hạn chế, rào cản, khoảng trống, kẽ hở để hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật tạo động lực cho phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020.
 
 

Các nhiệm vụ trong tâm của toàn ngành trong năm 2017

 

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh tới 12 nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm 2017. Cụ thể như sau:

 

Thứ nhất, rà soát, đánh giá tình hình thực thi chính sách pháp luật xác định những quy định không còn phù hợp, xung đột, mẫu thuẫn đang là rào cản, điểm nghẽn để sửa đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tiếp cận nguồn lực về TN&MT; khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường và BĐKH; rà soát bổ sung các quy định đáp ứng yêu cầu hội nhập theo các cam kết mà Việt Nam đã tham gia. Trình Quốc hội dự án Luật đo đạc và bản đồ, rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đất đai. Rà soát, cập nhậtnâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch đảm bảo phân bổ nguồn lực tài nguyên hợp lý, tăng cường liên vùng, đồng bộ tích hợp với vấn đề BĐKH.    

 

Thứ hai, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật tập trung vào những vấn đề bức xúc như: vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cấp GCN trong lĩnh vực đất đai; các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; việc chấp hành pháp luật trọng quản lý, thăm dò, khai thác khoáng sản, trong các hoạt động xả thải vào nguồn nước và quy trình vận hành liên hồ chứa. Tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương để tạo sự chuyển biến trong kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ ở cơ sở không để hình thành các điểm nóng, phức tạp, khiếu kiện vượt cấp.

 

Thứ ba, tập trung CCHC gắn cải cách TTHC với quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật lấy doanh nghiệp, người dân làm đối tượng phục vụ. Chấn chỉnh nâng cao kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, xử lý nghiêm các cán bộ có hành vi nhũng nhiễu. Thiết lập hệ thống quản lý, theo dõi đánh giá thống nhất từ Trung ương tới địa phương với sự tham gia của người dân. Hoàn thiện khung pháp lý và cơ sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện cung cấp 15 dịch vụ công trực tuyến tại Bộ TN&MT.

 

Thứ tư, lĩnh vực đất đai tập trung đánh giá tình hình thực tiễn để hoàn thiện thể chế tăng cường khả năng tiếp cận đất đai của các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng cơ chế khuyến khích việc tập trung, tích tụ đất trong nông nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thúc đẩy tích tụ tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế, giảm khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai. Triển khai triển khai thực hiện tốt các đề án: tích tụ đất đai trong nông nghiệp; thí điểm thế chấp tài sản gắn với quyền sử dụng đất tại ngân hàng ở nước ngoài đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn lớn; đo đạc, lập hồ sơ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp GCN đối với các nông, lâm trường; đổi mới cơ chế tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp; đề án đề xuất các giải pháp phát triển thị trường quyền sử dụng đất. Hoàn thành việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối các cấp. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành việc cấp GCN lần đầu, cơ bản hoàn thành việc đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp GCN đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Công khai, minh bạch dân chủ trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm giảm khiếu kiện.

 

Thứ nămlĩnh vực tài nguyên nước tập trung nghiên cứu các giải pháp tổng thể để đảm bảo an ninh nguồn nước. Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ các hoạt động cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; bảo vệ nước dưới đất...; xây dựng các quy định, hướng dẫn xác định và công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy trình vận hành liên hồ chứa. Giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và việc vận hành liên hồ chứa. Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước của cả nước, các lưu vực sông lớn và kế hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở khan hiếm nước, thiếu nước, hải đảo. Tập trung nghiên cứu, đánh giá sụt lún đất ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ĐBSCL. Nghiên cứu đề xuất giải pháp giữ nước cho khu vực ĐBSCL, miền Trung - Tây Nguyên. Thành lập và sớm đưa vào hoạt động 06 Ủy ban lưu vực sông. Hợp tác, đấu tranh bảo đảm quyền, lợi ích của Việt Nam đối với các nguồn nước liên quốc gia theo Công ước và thông lệ quốc tế.

 

Thứ sáulĩnh vực địa chất và khoáng sản tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản phù hợp với thể chế kinh tế thị trường. Tăng cường công tác điều tra cơ bản nắm chắc tiềm năng, trữ lượng một số loại tài nguyên có giá trị; lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, bản đồ chuyên đề phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh. Tiếp tục thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nhất là khai thác cát sỏi lòng sông.

 

Thứ bảylĩnh vực môi trường tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế, diễn biến nhanh, phức tạp của vấn đề môi trường; ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Xây dựng bộ tiêu chí và thực hiện việc xếp hạng chất lượng BVMT. Tổ chức đánh giá, lập danh sách các lĩnh vực, các dự án có tính chất, tiềm năng nguy cơ gây ô nhiễm đề xuất các biện pháp giám sát, kiểm soát và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan cũng như chủ đầu tư để đảm bảo phòng ngừa các sự cố. Xây dựng quy hoạch môi trường, điều chỉnh các quy hoạch về chất thải rắn, chất thải nguy hại. Kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các cơ sở, các khu vực có nguy cơ gây sự cố môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc tự động khu vực ven biển miền Trung.

 

Thứ tám, lĩnh vực khí tượng thủy văn tập trung nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, vận hành an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ đập, đê điều. Tập trung đầu tư phát triển mạng lưới trạm theo hướng tự động hoá, đồng bộ lồng ghép với các lĩnh vực khác. Huy động nguồn lực thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia đến năm 2020. Đa dạng hóa và xã hội hóa các hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ phát triển KT-XH. Triển khai các đề án hiện đại hóa trong lĩnh vực khí tương thủy văn.

 

Thứ chín, lĩnh vực biến đổi khí hậu tập trung huy động nguồn lực quốc tế, nguồn lực xã hội để triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh; chuẩn bị khung khổ pháp lý, nguồn nhân lực, tài chính, khoa học, công nghệ để đến năm 2020 Việt Nam sẵn sàng thực hiện các cam kết quy định tại Thỏa thuận Paris về BĐKH. Khẩn trương triển khai các kế hoạch, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc vùng ĐBSCL, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Xây dựng kịch bản diễn biến tác động của BĐKH đến các vùng biển ven bờ, vùng bờ biển; tích hợp kịch bản BĐKH với các nghiên cứu dự báo về tình trạng sụt lún ở vùng ĐBSCL để có hướng tiếp cận, đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp.

 

Thứ mườilĩnh vực đo đạc và bản đồ triển khai xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành ngay khi Luật Đo đạc và bản đồ được ban hành; điều chỉnh, bổ sung Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ đến năm 2030; xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phục vụ Chính phủ điện tử, phòng chống thiên tai và BVMT. Hiện đại hóa mạng lưới tọa độ, độ cao, độ sâu, trọng lực quốc gia.

 

Thứ mười một, lĩnh vực biển và hải đảo tập trung thực hiện tốt việc thi hành Luật TNMT biển và hải đảo. Thể chế hoá cơ chế quản lý tổng hợp vùng bờ. Xây dựng quy chế phối hợp trong cấp phép cho tàu nước ngoài khảo sát nghiên cứu khoa học tại vùng biển Việt Nam. Khẩn trương tổ chức triển khai Dự án điều tra, đánh giá, công bố đường mép nước triều kiệt trung bình nhiều năm. Hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu về quản lý TNMT biển và hải đảo phục vụ công tác quản lý nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ đóng tàu phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản TN&MT biển và hải đảo; tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế để hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ khảo sát, điều tra cơ bản về biển. Tăng cường các mối quan hệ hợp tác đa phương và song phương về quản lý tổng hợp TNMT biển và hải đảo.

 

Thứ mười hai, lĩnh vực viễn thám tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quản lý, ứng dụng viễn thám. Tổ chức giám sát thường xuyên diễn biến về TN&MT biển, đảo, BĐKH, hoạt động khai thác tài nguyên nước ngoài biên giới bằng công nghệ viễn thám. Trao đổi dữ liệu, chuyển giao công nghệ viễn thám trong giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và BĐKH.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa báo cáo tại Hội nghị

 

5 nhóm giải pháp quan trọng

Nêu bật các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công kế hoạch, nhiệm vụ năm 2017, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh:

 

Một là, tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để nâng cao hiệu quả công tác giám sát của nhân dân.

 

Hai làkiện toàn bộ máy, tổ chức của ngành; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan. Hiện đại hóa các đơn vị cung cấp dịch vụ công để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đổi mới chế độ công vụ, công chức; đề cao trách nhiệm cá nhân nhất là người đứng đầu và gắn chế độ trách nhiệm cùng kết quả thực thi công vụ với khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến, đãi ngộ. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở những người gần dân nhất, trực tiếp nhất đối với công tác quản lý TN&MT.

 

Ba làtăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm soát TTHC để rút ngắn được thời gian luân chuyển hồ sơ, giải quyết công việc, tiết kiệm chi phí. Các địa phương cần thiết lập được cơ chế tương tác để lắng nghe ý kiến phản hồi chính sách, pháp luật, TTHC từ người dân và doanh nghiệp. Thiết lập hệ thống để người dân đánh giá sự hài lòng và công bố công khai mức độ xếp hạng của từng đơn vị.

 

Bốn là, tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Gắn nghiên cứu với chuyển giao, thực hiện cơ chế đấu thầu đặt hàng để khoa học công nghệ đóng góp vào sự phát triển của ngành.

 

Năm làtiếp tục hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, huy động các nguồn lực tri thức, công nghệ, tài chính hỗ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về TN&MT. Mở rộng các diễn đàn đối thoại chính sách, tham vấn, trao đổi thông tin pháp luật về TN&MT. Hợp tác, đấu tranh bảo đảm quyền, lợi ích của Việt Nam đối với vấn đề quốc tế như chia sẻ nguồn nước, quản lý khai thác tài nguyên biển, vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, vấn đề BĐKH.

 

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 1843    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm