• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
3
9
5
7
2
Tin tức sự kiện 26 Tháng Mười Hai 2016 8:05:00 SA

Bộ TN&MT sát cánh cùng cơ quan truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

 




 
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Bích Hợp)

 
 
Ngày 22/12, tại TP.Lào Cai, trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 36, Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội thảo “Ứng phó với biến đổi khí hậu và thách thức của truyền thông”. Đến dự hội thảo có ông Trần Bình Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ TN&MT; ông Bruno Angelet, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EU).
 
 

Tham dự hội thảo có khoảng 100 đại biểu, đến từ Đài truyền hình Việt Nam, Bộ TN&MT, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, đại diện cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Lãnh đạo tỉnh Lào Cai, các chuyên gia về biến đổi khí hậu cùng đại diện các đoàn tham gia Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 36.

 

 

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, các loại hình thiên tai như: hạn hán, bão, lũ, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại, băng giá,… xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước với tần suất và cường độ ngày càng tăng, gây tổn thất nặng nề về kinh tế - xã hội và kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho môi trường sinh thái và sinh kế của cộng đồng dân cư. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu đã trở thành mục tiêu quan trọng và cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị và là trách nhiệm của mỗi người dân nói chung và công dân báo chí nói riêng.

 

 

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Gần đây đã tích cực, chủ động tham gia xây dựng, ký kết và phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên xác định trách nhiệm tất cả các Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris chính thức có hiệu lực vào ngày 04/11/2016 và đến nay đã có 117 nước phê duyệt Thỏa thuận. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris tại Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31/10/2016 và đã trình văn bản phê duyệt lên Liên Hợp quốc ngày 4/11/2016. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân Việt Nam ứng phó với BĐKH từ nay đến năm 2020 và 2030. Việc Phê duyệt Thỏa thuận Paris và Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris ngay trước thềm Hội nghị COP22 đã là dấu ấn quan trọng thể hiện quyết tâm của Việt Nam thực hiện các cam kết đã đưa ra tại COP21 và nỗ lực ứng phó với BĐKH.

 

 

Trong những năm qua, Việt Nam đang tiến hành mạnh mẽ công nghiệp hóa, đô thị hóa. Cùng với những thành tựu mang lại, quá trình này đã gây những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sinh thái. Nhiều thửa ruộng màu mỡ nhường chỗ cho các khối bê tông lớn; nhiều con sông, dòng suối, mặt hồ trở thành nơi xả thải. Các công trình công nghiệp, các khu đô thị còn là những “cỗ máy” tiêu tốn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển…Vì vậy, nếu không có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, khoa học và có hành động hiệu quả về ứng phó biến đổi khí hậu sẽ khiến cho nhiệt độ Trái đất tăng nhanh và gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sau.

 

 

Thực tế biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động đến mọi ngành, mọi lĩnh vực và tác động trực tiếp đến các hoạt động nhân sinh. Do đó, việc thay đổi giải pháp truyền thông về ứng phó BĐKH là việc làm cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Truyền thông về biến đổi khí hậu sẽ góp phần tạo ra động lực tái cơ cấu nền sản xuất theo hướng ít phát thải các bon và chống chịu cao trước tác động tiêu cực của BĐKH. Đồng thời truyền thông về biến đổi khí hậu cũng giúp thay đổi tư duy, nhận thức của mọi người, mọi cấp, mọi ngành để hành động theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường. Trong quá trình này báo chí đóng vai trò chủ chốt vì có thể phổ biến sâu rộng, hiệu quả về BĐKH đến đông đảo mọi đối tượng trên phạm vi rộng lớn. Một khi nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền về biến đổi khí hậu được nâng cao; nếu con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường; cộng đồng được trang bị những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu trong cuộc sống hằng ngày thì gánh nặng trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ không còn là của riêng các nhà quản lý nữa mà sẽ được chia sẻ trong toàn cộng đồng, trong đó truyền thông là cầu nối quan trọng, thiết thực.

 

 

Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh: Bích Hợp)

 

 

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân hoan nghênh và đánh giá cao Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì, phối hợp tổ chức Hội thảo “Ứng phó với biến đổi khí hậu và thách thức của truyền thông”. “Hội thảo là một diễn đàn bổ ích đối với công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tạo môi trường giao lưu học hỏi cho các nhà quản lý, các phóng viên, nhà báo trong lĩnh vực truyền thông ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua Hội thảo, Bộ TN&MT mong muốn Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan tuyên truyền, truyền thông đầu tàu, chủ lực để tập trung truyền tải các thông điệp về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường một cách sâu rộng đến các nhà quản lý, doanh nghiệp cũng như cộng đồng xã hội; ưu tiên dành nguồn lực, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, đa dạng phương thức truyền thông về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; Thành lập, nâng cấp các chương trình, chuyên mục chuyên sâu, chuyên đề để tuyên truyền về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; tạo dư luận đúng đắn, định hướng về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường...” – Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh.

 

 

Với chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, thời gian tới Bộ TN&MT sẽ tích cực phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí thường xuyên tổ chức các Khóa bồi dưỡng kiến thức nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền về biến đổi khí hậu; cung cấp, chia sẻ các thành tựu khoa học công nghệ về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đến các cơ quan thông tấn báo chí; tổ chức các đoàn khảo sát thực tế trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phối hợp xây dựng, phát triển các mạng lưới truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu...

“Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các cơ quan truyền thông sẽ đảm nhiệm tốt hơn vai trò của mình, góp phần quan trọng trong định hướng hành động của toàn xã hội để quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đất nước” - Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.

 

 

Phát biểu tại hội thảo ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam nhấn mạnh: Đài Truyền hình Việt Nam coi nhiệm vụ truyền thông về BĐKH là một nhiệm vụ quan trọng và sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua buổi hội thảo này, Đài Truyền hình Việt Nam mong muốn, các đơn vị, tổ chức truyền thông từ Trung ương tới địa phương cùng chung tay trong công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH và cách ứng phó.

 

 

Ông Bruno Angelet - Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Bích Hợp)

 

 

Cũng trong buổi hội thảo, các đại biểu được nghe phát biểu của ông Bruno Angelet - Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cam kết hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó BĐKH; và chia sẻ kinh nghiệm về truyền thông ứng phó BĐKH của bà Urakami Akiko, Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.




Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 1665    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm