• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
0
2
9
1
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 28 Tháng Chín 2022 8:25:00 SA

TP.HCM: Tăng cường vai trò đoàn thể trong bảo vệ môi trường

(PLO)- Nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM thực hiện tốt việc ký cam kết giữa người dân và chính quyền trong việc cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, kênh rạch.

Ngày 27-9, Ban Thường vụ Đoàn khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM tổ chức hội nghị phản biện xã hội thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030.

Hội nghị nhằm trao đổi và tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai thực hiện chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn TP. Từ đó đề xuất những nội dung cần điều chỉnh, kiến nghị các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả chương trình.

TP.HCM xóa nhiều điểm đen về rác

Sở TN&MT cho biết sau năm năm thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020, TP đã đạt được nhiều kết quả đột phá.

Cụ thể, TP đã vận động toàn người dân TP quan tâm phân loại rác tại nguồn, giảm sử dụng túi nylon khó phân hủy và hình thành ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) trong sinh hoạt hằng ngày, hình thành thói quen tiêu dùng xanh.

Ngoài ra, thời gian qua nhiều mảng xanh được TP đặc biệt chú trọng, góp phần xây dựng TP xanh, thân thiện môi trường. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn TP được đảm bảo, không để xảy ra tình trạng tồn đọng chất thải trong ngày trên địa bàn.

Nhiều điểm “đen” về rác thải gây ô nhiễm môi trường được các địa phương xử lý dứt điểm. Nhiều quận, huyện thực hiện tốt việc ký cam kết giữa người dân và chính quyền trong việc thỏa thuận thời gian thu gom rác, cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, kênh rạch…

Bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT (Sở TN&MT TP.HCM), chia sẻ: Qua tổng hợp, trong hai năm qua TP có trên 800 điểm ô nhiễm được xử lý, trong đó có hơn 200 điểm đã được chuyển hóa thành các mảng xanh phục vụ người dân.

Mặc dù TP đã nỗ lực để giảm ô nhiễm môi trường nhưng việc bỏ rác bừa bãi ở các kênh, rạch vẫn còn, các phương tiện thu gom rác vẫn chưa được chuẩn hóa một cách đồng bộ… Do đó, trong giai đoạn tiếp theo TP sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường cho TP.

TP.HCM: Tăng cường vai trò đoàn thể trong bảo vệ môi trường ảnh 1

Đoàn viên Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM dọn rác trên kênh rạch trong hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh”. Ảnh: AN

Thu hút các ngành nghề đầu tư lĩnh vực môi trường

 

Để thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường, nhiều cơ quan, đoàn thể đã đề xuất nhiều giải pháp để thực hiện.

Cụ thể, để tiếp tục phát huy kết quả tích cực đạt được trong việc triển khai Chương trình giảm ô nhiễm môi trường các giai đoạn 2011-2020, tiếp tục tập trung các giải pháp ngăn chặn được xu hướng tái ô nhiễm môi trường, từng bước cải thiện chất lượng môi trường TP, Sở TN&MT đã tham mưu UBND TP nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường.

Theo đó, một trong những giải pháp là hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút các ngành nghề đầu tư trong lĩnh vực môi trường. Từ đó, đảm bảo sự tiếp cận thuận lợi, bình đẳng của các nhà đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra.

Sở TN&MT TP cũng đề xuất giải pháp đẩy mạnh đầu tư công nghệ cao, khuyến khích việc sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh; giảm thiểu chất thải, kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm, kết hợp xử lý chất thải tạo năng lượng, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sinh thái.

Song song, TP cũng tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, TP trong vùng, các vùng lân cận và quốc tế trong quản lý, giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Liên quan công tác tái chế rác thải nhựa, ThS Trịnh Thị Minh Châu, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, chia sẻ: Tái chế được xem là giải pháp khả thi để quản lý bền vững chất thải rắn, đáp ứng được mục tiêu hướng tới “một nền kinh tế tuần hoàn” mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng đến.

Qua đánh giá thực trạng tại TP.HCM, để phát triển công nghiệp tái chế trong tương lai, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất một số giải pháp. Cụ thể, xây dựng kế hoạch tổ chức rà soát, tái cơ cấu, sắp xếp lại mô hình hoạt động của các cơ sở thu mua và tái chế chất thải tại TP. Trên cơ sở đó, hình thành mạng lưới doanh nghiệp chính quy cung ứng dịch vụ tái chế phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn.

Bên cạnh đó, TP cần có những kiến nghị đối với cấp bộ, ngành cần thiết ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với chất lượng sản phẩm tái chế từ rác sinh hoạt. Ngoài ra, cần xem xét mở rộng chương trình dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu tái chế, đây được xem là một công cụ quảng bá có hiệu quả cho sản phẩm.•

Sử dụng công nghệ để quản lý rác

Do số lượng xe rác dân lập ra vào trạm trung chuyển nhiều nên vấn đề kiểm soát và theo dõi gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thời gian qua Chi đoàn Chi nhánh Môi trường đô thị Gia Định (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM) đã áp dụng sử dụng app trên điện thoại vào quá trình theo dõi lượt xe.

Cụ thể, đơn vị đã mời tất cả chủ đường dây rác đang có xe đăng ký đổ rác tại trạm trung chuyển lên làm việc, chủ đường rác cung cấp tất cả thông tin về xe có liên quan cho đơn vị. Sau đó đơn vị tiến hành cấp số thứ tự và dán vào xe.

Mỗi ngày bộ phận bảo vệ mở app, mỗi lượt xe ra vào đều có dán logo, bảo vệ sẽ nhập mã số trên xe vào app. Thao tác đơn giản nhưng app sẽ ghi nhận được một ngày xe ra vào bao nhiêu lượt, vào thời điểm nào để dễ dàng quản lý được khối lượng rác.


Số lượt người xem: 2379    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm