• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
8
7
4
3
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực môi trường 26 Tháng Mười Hai 2016 2:55:00 CH

Nhiều chuyển biến rõ nét trong từng lĩnh vực quản lý của ngành TN&MT với tinh thần phục vụ Vì người dân và doanh nghiệp

 





 
Thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020; trong thời gian qua, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chỉ đạo quyết liệt, cụ thể hóa chương trình hành động, tạo chuyển biến rõ nét trong từng lĩnh vực quản lý của ngành với tinh thần phục vụ vì người dân và doanh nghiệp.
 

Cụ thể hóa Nghị quyết 19/NQ-CP bằng hành động

 

Ngay từ đầu năm 2016, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã cụ thể hóa và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Nghị quyết tại Chương trình hành động của Bộ, trong đó xác định rõ nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được Chính phủ giao.

 

Theo quy định tại Nghị quyết, đối với lĩnh vực đất đai, Bộ đã hoàn thành sửa đổi quy trình về thủ tục hành chính trong đăng ký, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản; đồng thời, đã xây dựng và bảo đảm tiến độ trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất, trong đó một số thủ tục hành chính đã được giảm số ngày so với quy định tại Điều 61 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; bổ sung quy định trình tự, thủ tục sử dụng đất khi xử lý tài sản đảm bảo gắn liền với đất thuê hàng năm hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyền bán, xử lý tài sản gắn liền với đất của người thuê đất trả tiền thuê hàng năm để có cơ sở thực hiện.

 

Để thực hiện kết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Bộ đã tập trung hoàn thiện trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai và Nghị định quy định về xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai; xây dựng Thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Cùng với đó, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luôn chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất; phối hợp với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính ban hành Quy chế phối hợp về việc “Quy định phương thức trao đổi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của cá nhân, hộ gia đình giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký đất đai”. Hiện nay, Bộ đang triển khai thí điểm liên thông trao đổi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của cá nhân, hộ gia đình giữa cơ quan TN&MT và cơ quan Thuế tại 7 tỉnh/thành phố là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

Để hoàn thiện công cụ vận hành hệ thống giao dịch điện tử, Bộ đã thiết kế xong mô hình hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, đang hoàn thiện phần mềm quản trị và vận hành hệ thống, trong đó có phân hệ hỗ trợ đăng ký giao dịch đất đai điện tử. Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý đất đai cũng được Bộ giao chủ trì, thực hiện nhiều hạng mục công trình làm nền tảng cho việc giao dịch đất đai điện tử (Cổng thông tin đất đai; Cơ sở dữ liệu đất lúa cho 9.027 xã; Cơ sở dữ liệu địa chính cho 117 đơn vị cấp huyện); có 12 tỉnh/thành phổ đã tích hợp và liên thông dữ liệu theo mô hình tập trung (9 tỉnh, thành phố thuộc Dự án VLAP và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang).

 

Đặc biệt, Bộ đã đề xuất giải pháp công khai hóa quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê, cho thuê lại tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, quỹ đất được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; đề xuất chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai.

 

Đối với lĩnh vực môi trườngviệc lồng ghép thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với thẩm định thiết kế xây dựng đối với những dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng đã được quy định tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Chính phủ, Bộ đang triển khai rà soát tổng thể các quy định pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh nhưng phải đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường.

 

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia, triển khai Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016, Bộ đã thực hiện đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, như: bãi bỏ 08 TTHC về cấp giấy phép khí tượng thủy văn chuyên dùng; quy định cụ thể trình tự các TTHC cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết,... ; lần đầu tiên có hành lang pháp lý cho việc quy định cấp phép nhận chìm ở biển; cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam,...; sửa đổi, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính về khoáng sản theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân; đơn giản hóa thành phần hồ sơ, quy định cụ thể trình của một số thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống 14 ngày làm việc,… Đặc biệt, Bộ luôn quan tâm, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính quy định tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính cần thiết, hợp pháp, hợp lý và hiệu quả; rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, trái quy định pháp luật.

 

Ngoài ra, Bộ tiếp tục bảo đảm công khai, chuẩn hóa thủ tục hành chính; duy trì việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị về quy định hành chính bằng nhiều kênh khác nhau như: bằng văn bản, thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ, điện thoại....; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,…

 

 

Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa mục tiêu, tăng cường cải cách hành chính

 

Để tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung hoàn thành sửa đổi quy trình về thủ tục hành chính trong đăng ký, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản; thực hiện kết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, xây dựng, thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp; Tập trung và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại, đa mục tiêu; quyết liệt và đẩy nhanh việc kiện toàn và tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai một cấp để tạo điều kiện cung cấp tốt hơn các dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính về đất đai; thường xuyên rà soát, cập nhật và công bố công khai bộ thủ tục hành chính về đất đai; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định về thủ tục hành chính về đất đai tại các địa phương; xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc quy định thêm thủ tục, hồ sơ, không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính; Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp theo mô hình tập trung quy mô lớn đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.…



Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 2439    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm