• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
3
4
7
6
0
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 09 Tháng Mười 2018 8:05:00 SA

Giải pháp hữu hiệu để làm lành mạnh hóa thị trường đất đai, bất động sản

 

 




 
Thực tế thời gian qua cho thấy, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất và việc thực hiện các giao dịch về quyền của người sử dụng đất chưa thật chặt chẽ; chính quyền địa phương chưa quyết liệt và kịp thời trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
 

Trong thời gian qua, pháp luật về đất đai đã từng bước hoàn thiện theo hướng bắt buộc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định việc tiếp cận đất đai theo hướng công khai, minh bạch và công bằng; quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất nhằm tạo điều kiện để đất đai tham gia vào thị trường; quy định đăng ký đất đai là bắt buộc để hạn chế giao dịch ngầm. Tuy nhiên, thực tế thị trường quyền sử dụng đất tại Việt Nam phát triển chưa thật lành mạnh, vẫn còn tình trạng giao địch ngầm, sốt ảo, Nhà nước chưa quản lý được.

Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất và việc thực hiện các giao dịch về quyền của người sử dụng đất chưa thật chặt chẽ; chính quyền địa phương chưa quyết liệt và kịp thời trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trong đó đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và nâng cao tính khả thi; tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp và các đối tượng sử dụng đất; rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch hàng năm mà đã quá 03 năm nhưng chưa thực hiện theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng sang mục đích khác theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư;

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sư dụng đất; thực hiện tạo quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá công khai minh bạch theo quy định; công bằng trong việc tiếp cận đất đai để thực hiện dự án đầu tư;

Thứ ba, rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai; cấp Giấy chứng nhận, các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết; các Giấy chứng nhận đã ký mà chưa trao cho người được cấp; làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để hoàn thành giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn đọng;

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận đất đai thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh;

Thứ năm, rà soát các công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng còn tồn đọng chưa triển khai thực hiện được, nhất là các dự án, công trình trọng điểm; làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp khắc phục để thực hiện các công trình, dự án đầu tư.

Thứ sáu, chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định của pháp luật; việc buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưa đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời;

Thứ bảy, xử lý nghiêm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về đất đai ở địa phương để bảo đảm tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện; bãi bỏ, điều chỉnh các nội dung công việc và các loại giấy tờ không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai;

Thứ chín, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra đã ban hành để phát hiện, xử lý kiên quyết, dứt điểm các vi phạm, không để tồn tại kéo dài. Tập trung giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và môi trường đầu tư; chủ động tiếp nhận, xử lý, giải quyết triệt để, kịp thời các trường hợp phản ánh của người dân về tình hình vi phạm pháp luật đất đai để người dân tham gia giám sát thi hành Luật đất đai.

 

Nguồn: CTTĐT


Số lượt người xem: 1914    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm