• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
2
3
7
9
6
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 14 Tháng Mười Một 2016 8:10:00 SA

Pháp luật đất đai hướng thúc đẩy thực hiện các dự án, giảm “treo”

 



 
Không thể xây dựng hạ tầng vì vướng quy hoạch “treo”

 
Hiện bất động sản thời kỳ sốt đã để lại hậu quả cho nhiều người mua nhà do những dự án "treo". Nhiều dự án đã kéo dài 7-10 năm nhưng không tiếp tục thực hiện gây bức xúc trong xã hội. Là Bộ chủ quản về đất đai, Bộ TN&MT đã nỗ lực kiểm soát bằng luật pháp và phối hợp với các đơn vị có liên quan đến xử lý.

 

 

* Dự án treo – bức xúc kéo dài

Hầu hết ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Vinh… tình trạng dự án treo, quy hoạch treo đã gây bức xúc trong dư luận, bởi vừa lãng phí tài nguyên đất lại gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, bất ổn xã hội.

 

Nhiều dự án hàng chục năm chưa được triển khai hoặc hiện để bỏ hoang khiến người dân chịu thiệt đủ bề. Trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh hiện có 1.409 dự án, trong đó có đến 190 dự án bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư hoặc chủ trương đầu tư đã hết hạn. Trong 1.219 dự án còn hiệu lực triển khai, có đến 405 dự án chưa khởi công; trong số 325 dự án đã khởi công có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công. Nếu tính các dự án tạm ngưng thi công và chưa khởi công, số lượng lên đến 502 dự án, chiếm 41,18% tổng số dự án.

 

Tại Đà Nẵng, trong đợt tiếp xúc cử tri mới đây, người dân quận Hải Châu cũng phản ánh tại các dự án “treo” đã lâu như: Viễn Đông Meridian (84 Hùng Vương), khu phức hợp Golden Square (Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Thái Học), khu phức hợp Đà Nẵng Center (8 Phan Châu Trinh)..., các chủ đầu tư không xử lý ô nhiễm môi trường. Tầng hầm đang thi công dở dang của công trình Đà Nẵng Center (Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long) vẫn là “hồ nuôi muỗi”. Mặt hồ nổi lềnh bềnh cỏ, rác và nhiều muỗi trú ngụ. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, tảo chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, gió cuốn mùi hôi thối vào nhà dân.

 

Tại Hà Nội, Dự án “treo”, quy hoạch “treo” công viên Tuổi Trẻ - phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng là điển hình về chuyện người dân khổ cực vì bị “treo” quyền xây nhà, cấp sổ đỏ suốt hơn 40 năm qua. Dù quy hoạch công viên có từ năm 1970, nhiều hộ nằm trong vùng quy hoạch nhưng hơn 4 thập kỷ qua, quy hoạch này vẫn chưa hoàn thành, người dân vẫn sống tạm bợ, không dám xây dựng nhà kiên cố…

 

* Phải sử dụng đất trong vòng 1 năm được giao

Đó là quy định tại tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai để tránh việc chủ đầu tư giữ đất, không thực hiện dự án.

 

Luật quy định, trường hợp đất đã được giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không sử dụng trong 12 tháng liên tục hoặc tiến độ chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ ngày bàn giao đất ngoài thực địa thì chủ đầu tư được gia hạn tiến độ sử dụng thêm 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian này. Hết thời hạn 24 tháng được gia hạn này mà chủ đầu tư vẫn không đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất và không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, từ trường hợp bất khả kháng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Tại Khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, xử lý và công bố công khai các trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng trên Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trang Thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai.

 

Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung quy định về điều kiện để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được các chủ đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Trong đó,  tại Điểm c Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai quy định "không vi phạm pháp luật về đất đai" là một trong các điều kiện để Nhà nước xem xét giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mới.

 

Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định cụ thể về điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các dự án phát triển nhà ở (Khoản 1 Điều 194 của Luật Đất đai, Điều 42 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

 

Điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà cuả chủ đầu tư dự án trước khi cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà.

 

Như vậy, pháp luật về đất đai đã được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện để đẩy nhanh việc tổ chức thực hiện các dự án để nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

 

Bên cạnh đó, pháp luật về nhà ở cũng đã có các quy định yêu cầu việc công bố công khai các điều kiện bán nhà trước khi chủ đầu tư bán nhà ra thị trường.

 

 

Nguồn: Website Bộ TN&MT


Số lượt người xem: 3446    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm