• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
2
0
4
3
8
Thông tin tổng hợp trong lĩnh vực đất đai 01 Tháng Mười Một 2016 8:00:00 SA

Quản lý, sử dụng đất đai theo hướng hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả

 




 

 
Đối với lĩnh vực đất đai, Chương trình hành động của Bộ TN&MT thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 nhấn mạnh tới mục tiêu bảo đảm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý đất đai theo hướng hiện đại nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
 

Để thực hiện mục tiêu này, Chương trình hành động tập trung vào 03 nhóm nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, đó là nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai: Tập trung hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng đất. Phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai cho đội ngũ cán bộ, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên đất phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Triển khai việc lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối 2016 - 2020. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia 05 năm kỳ cuối 2016 - 2020, trong đó có việc lập bổ sung quy hoạch sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và tính liên kết liên ngành, liên vùng trên phạm vi cả nước. Từng bước thực hiện việc xác định ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa các khu vực đất cần bảo vệ như đất chuyên trồng lúa nước, đất có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các khu bảo tồn đa dạng sinh học, các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật đất đai, ngăn chặn tình trạng đất đã được giao, được thuê nhưng không đưa vào sử dụng, để hoang hóa gây lãng phí, sử dụng kém hiệu quả, đầu cơ trong sử dụng đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng đất; tổ chức di dời các cơ sở gây ô nhiễm và các vi phạm quy hoạch xây dựng đô thị. Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Hoàn thiện cơ chế và đổi mới chính sách kinh tế, tài chính về đất đai; đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để tăng nguồn thu ngân sách; xây dựng bản đồ giá đất, giá đất các vùng giáp ranh, giá đất cụ thể tại các địa phương.

 

 

Thứ hai, kiện toàn hệ thống t chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến cơ sở, hoàn thiện cơ chế hoạt động và tăng cường quản lý đối với các tổ chức dịch vụ công, tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất một cấp. Hoàn thiện việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn, chức danh cán bộ ngành quản lý đất đai. Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và cán bộ cơ sở thuộc vùng sâu, vùng xa, xây dựng cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, bố trí ngân sách hợp lý để đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và trao đổi học tập kinh nghiệm tại các nước có trình độ khoa học về quản lý đất đai tiên tiến. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trên cơ sở sử dụng linh hoạt các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm bổ sung các luận cứ khoa học để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai tiến tới xây dựng Bộ Luật Đất đai vào năm 2020.

 

 

Thứ bađẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến đất đai, từng bước hiện đại hóa cung cấp dịch vụ công về đất đai theo hướng Chính phủ điện tử; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ: Xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất đai hiện đại và đồng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lĩnh vực quản lý đất đai. Xây dựng 01 phòng Phân tích, Thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị nhằm mục đích phục vụ cho phân tích và thí nghiệm, giúp cho công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

 

 

 

Nguồn: CTTĐT

 


Số lượt người xem: 3992    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm