• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
2
8
5
2
2
Thông tin tổng hợp lĩnh vực khác 05 Tháng Sáu 2018 8:15:00 SA

Tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam

 

     

(TN&MT) - Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam (viết tắt là dự án PA) do Cục bảo tồn đa dạng sinh học (nay là Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học), trực thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015.

Khắc phục trở ngại trong quản lý, bảo tồn ĐDSH

Sau 5 năm thực hiện, dự án được đánh giá là đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần khắc phục một số những trở ngại hiện nay trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
 

vqg cat baMột góc vườn quốc gia Cát Bà

Mục tiêu tổng thể là “đảm bảo tài chính bền vững cho khu bảo tồn nhằm bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu”.

Dự án đã xác định các trở ngại chính đối với việc tăng cường hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn gồm 04 nhóm: Thiếu khung chính sách và pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất hỗ trợ cung cấp tài chính bền vững cho các khu bảo tồn; Thiếu các quy định rõ ràng về chức năng, quyền hạn, thể chế cũng như quy trình quản lý tài chính cho các khu bảo tồn; Thiếu kiến thức về các phương án tài chính bền vững và Thiếu thông tin cũng như cơ chế chia sẻ thông tin về hiện trạng đa dạng sinh học và khu bảo tồn. Để góp phần khắc phục các trở ngại này, 04 kết quả đầu ra tương ứng của dự án đã được thiết kế.

Trong 5 năm thực hiện, Dự án PA đã hỗ trợ xây dựng Đề án làm nền tảng để xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm hướng dẫn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.
 

San chim VQGXTMột góc vườn gia Xuân Thủy

Dự án cũng đã xây dựng và thử nghiệm và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ban hành Hướng dẫn xây dựng quy hoạch đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hiện đã và đang được các tỉnh, thành phố áp dụng.

Ngoài ra, dự án đã hỗ trợ nghiên cứu, rà soát những điểm cần bổ sung chỉnh sửa một số điều của Luật Đa dạng sinh học; phối hợp với Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức các chương trình làm việc với địa phương; các hội thảo rà soát việc triển khai chính sách, pháp luật về đa dạng sinh học.

Về mặt nâng cao năng lực, thể chế: Dự án đã hỗ trợ xây dựng và tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Môi trường và Tổng cục Lâm nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm tạo ra một sự thống nhất, đồng thuận và hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả hơn giữa 2 cơ quan đầu mối của Bộ TNMT và Bộ NNPTNT trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

Trong quá trình triển khai Dự án, Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT đã tổ chức được 35 khoá đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, tài chính cho đa dạng sinh học cho hơn 850 lượt cán bộ quản lý ở trung ương và địa phương, các cán bộ khu bảo tồn. Ngoài ra, để đảm bảo tính bền vững của hoạt động đào tạo, 05 khoá đào tạo TOT (đào tạo các giảng viên) đã được tổ chức. Bên cạnh đó, các tài liệu đào tạo sẽ được lồng ghép vào chương trình giảng dạy sau đại học của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, dự án còn giúp đề xuất tiêu chí đánh giá cán bộ khu bảo tồn gắn với hoạt động quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng dự thảo Thông tư ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ với công chức, viên chức chuyên ngành bảo tồn”.

Hỗ trợ tăng nguồn thu tại các vườn quốc gia

Dự án cũng đã đem lại một cơ chế tài chính hiệu quả làm tăng nguồn thu cho khu bảo tồn là một nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Dự án hỗ trợ thí điểm cơ chế tài chính nhằm tăng nguồn thu tại 03 điểm trình diễn là các vườn quốc gia Cát Bà, Bidoup - Núi Bà và Xuân Thuỷ.

Nhằm tăng nguồn thu cho VQG Cát Bà, dự án PA đã hỗ trợ ban quản lý vườn xây dựng đề án điều chỉnh phí tham quan và đề án cho thuê dịch vụ môi trường phát triển du lịch tại vườn quốc gia. Đề án điều chỉnh phí tham quan đã được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 1780/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014, theo đó, phí tham quan tại VQG Cát Bà tăng từ 20.000 đồng lên 40.000 đồng/tuyến. Ước tính, tổng kinh phí thu được khi áp dụng mức phí tham quan mới sẽ tăng thêm 1,2 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ VQG Cát Bà giới thiệu, mở rộng hoạt động du lịch nhằm tăng nguồn thu thông qua việc hoàn thiện các tuyến du lịch mang tính độc đáo tại VQG; thiết kế các điểm hướng dẫn, diễn giải trên các tuyến du lịch sinh thái rừng và biển tại VQG; xây dựng nội dung tờ rơi quảng bá tiềm năng và mời thuê dịch vụ môi trường VQG Cát Bà; xây dựng Hướng dẫn về du lịch sinh thái và tờ rơi về du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà; xây dựng băng video/phim giới thịêu về vườn và du lịch sinh thái bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh; nâng cấp trang web của vườn để tăng cường giới thiệu, quảng bá du lịch.

Để xây dựng cơ chế tài chính bền vững từ dịch vụ hệ sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà thì cần phải xây dựng Quy chế phối hợp quản lý các hoạt động du lịch dịch vụ giữa Vườn và chính quyền địa phương đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ giữa Vườn với các đơn vị cơ quan chức năng liên quan, do đó, Quy chế này đã được xây dựng nhằm xác định được các bên có trách nhiệm phối hợp quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch. Chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan và VQG Cát Bà đã ký cam kết thực hiện.

VQG Bidoup - Núi Bà là một trong những địa điểm triển khai chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên, phần diện tích rừng do vườn quản lý chưa nhận được phí chi trả dịch vụ, do đó, dự án hỗ trợ Ban quản lý VQG xây dựng Đề án tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái trình UBDN tỉnh phê duyệt. Tháng 11 năm 2014, tại Quyết định số 2393/QĐ-UBND, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cho phép VQG Bidoup - Núi Bà có thêm nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng; phí tham quan; thu từ các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê rừng; thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học; các hoạt động dịch vụ sinh thái. Ước tính, khi đi vào triển khai Quyết định này, nguồn thu của vườn sẽ tăng khoảng 3 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính bền vững của việc triển khai Quyết định, dự án còn hỗ trợ cho vườn một số các hoạt động kỹ thuật như xây dựng kế hoạch quản lý, kinh doanh; Kế hoạch và quy chế tuần tra rừng; tờ rơi giới thiệu đa dạng sinh học Vườn, các tuyến, điểm du lịch và dịch vụ du lịch; Hội nghị doanh nghiệp du lịch và tiếp thị DLST cho VQG Bidoup Núi Bà được triển khai thành công với sự tham gia của 82 đại biểu trong và ngoài tỉnh tham dự.

Dự án hỗ trợ VQG Xuân Thuỷ tăng nguồn thu và chia sẻ nguồn thu từ hoạt động cho thuê mặt nước để nuôi ngao quảng canh. UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án thí điểm đồng quản lý khu nuôi ngao quảng canh bền vững tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu tại Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 23 tháng 1 năm 2015.

Một việc quan trọng là phải cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, do đó, dự án hỗ trợ vườn đánh giá chi tiết về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực dự kiến nuôi ngao. Đồng thời làm cơ sở để lập quy hoạch vùng nuôi ngao ổn định, đảm bảo hài hoà mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, các hướng dẫn kỹ thuật cũng được xây dựng như hướng dẫn nuôi ngao bền vững; hướng dẫn theo dõi, giám sát mô hình và môi trường; hướng dẫn sử dụng khôn khéo đất ngập nước nhằm nâng cao nhận thức và bổ sung kiến thức, kỹ thuật cho cộng đồng.

Về cơ sở dữ liệu thông tin và nhận thức: Hiện nay, do hệ thống thông tin, báo cáo chia sẻ dữ liệu quốc gia về ĐDSH còn yếu, các thông tin gần như chưa được cập nhật, chia sẻ. Để giúp khắc phục tình trạng này, Dự án hỗ trợ xây dựng hướng dẫn quan trắc đa dạng sinh học, hướng dẫn lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn, thí điểm các hướng dẫn này tại VQG Xuân Thuỷ.

Dự án đã xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và tiến hành một số hoạt động nâng cao nhận thức tại VQG Xuân Thuỷ và VQG BD-NB.

 

Nguồn: Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường


Số lượt người xem: 2646    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm