• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
3
4
6
3
Thông tin cần biết 25 Tháng Ba 2021 2:30:00 CH

TPHCM xây dựng chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh


 

(HCM CityWeb) – Chiều 18/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ Chính phủ đã chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình tổng thể Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020. Tham dự tại điểm cầu TPHCM có Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan, lãnh đạo các sở - ngành TP và quận - huyện.

 

Sự chuyển đổi về nhận thức là kết quả nổi bật nhất

Thay mặt UBND TPHCM báo cáo tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết trong thời gian qua, TPHCM đã và đang nỗ lực xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh để tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới đồng thời hỗ trợ thúc đẩy TP phát triển nhanh, bền vững hơn.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan báo cáo tham luận

Để đạt được những mục tiêu trên, TP đã ban hành các văn bản mang tính chiến lược như: Đề án xây dựng TPHCM trở thành Đô thị thông minh; Kiến trúc Chính quyền điện tử; Chương trình Chuyển đổi số. Kết quả bước đầu cho thấy nhiều dấu ấn trong việc phát triển chính quyền điện tử cũng như sự kết nối ngày càng tiện lợi giữa người dân và chính quyền.

Sự chuyển đổi về nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn TP về Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh, Chuyển đổi số trong thời gian qua là kết quả nổi bật nhất. Sự thay đổi về nhận thức đã giúp TP đẩy nhanh và đạt được các kết quả tích cực.

Cụ thể, TP đã hoàn tất việc xây dựng cấu phần quan trọng trong Kiến trúc chính quyền điện tử là nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP). Đây là nền tảng quan trọng để đảm bảo tích hợp, liên thông các hệ thống thông tin ở TPHCM. Đồng thời, đưa Kho dữ liệu dùng chung của TP đi vào hoạt động tiến hành liên thông chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trên địa bàn TP. Đến thời điểm hiện tại, Kho dữ liệu đã tích hợp được cơ sở dữ liệu văn bản điện tử, một cửa điện tử, khiếu nại tố cáo, đường dây nóng, đăng ký doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư công, địa chính, các cơ sở khám chữa bệnh, chứng chỉ hành nghề, các cơ sở giáo dục, dịch vụ giáo dục,…

Nếu như nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu TP và Kho dữ liệu dùng chung đóng vai trò công cụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu thì dữ liệu mang tính chất quyết định sự thành công trong việc phát triển Chính phủ điện tử và xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh. Do đó, trong thời gian qua TP đã tiến hành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị để hình thành hệ thống dữ liệu cung cấp cho Kho dữ liệu TP và ưu tiên tiến hành số hóa các loại hồ sơ phục vụ cho tác nghiệp tại các đơn vị và phục vụ cho người dân doanh nghiệp như: các loại văn bản hành chính, hồ sơ thủ tục hành chính. Đặc biệt, TP đang tiến hành số hóa dữ liệu hộ tịch và sẽ tích hợp với cơ sở dữ liệu dân cư để hình thành kho dữ liệu đầy đủ về người dân TP.

TPHCM đã và đang tập trung chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng..., Qua đó, diện mạo đô thị thông minh dần hình thành và ngày một rõ nét trong toàn TP.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, TP luôn xác định “Chính quyền điện tử TPHCM lấy người dân làm trung tâm để phục vụ”. Vì vậy, trong thời gian qua, TP đã triển khai nhiều ứng dụng để cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến các tiện ích cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp như: Cổng dịch vụ công TP, hệ thống một cửa điện tử quản lý hồ sơ đất đai Cổng thông tin tiếp nhận và giải đáp thông tin (1022); Cổng thông tin giao thông; Cổng thông tin điện tử ngành giáo dục; Cổng thông tin Hệ thống thoát nước; Cổng thông tin quy hoạch; các ứng dụng tương tác trực tuyến giữa người dân và UBND các quận - huyện.

TP tập trung triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 phát sinh nhiều hồ sơ liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Năm 2020, số lượng hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 là khoảng 1,8 triệu hồ sơ tập trung ở các lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp, tư pháp, hộ tịch, y tế, hải quan và lĩnh vực xuất nhập cảnh. Mặc dù TP đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, trong thời gian qua thực tế công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến vẫn còn một số bất cập như biểu mẫu điền thông tin, thành phần đính kèm hồ sơ vẫn chưa được đơn giản hóa. TP đang đẩy mạnh công tác số hóa và pháp lý hóa các dữ liệu để khắc phục tình trạng nêu trên.

Triển khai nhiều giải pháp

Việc xây dựng Chính quyền điện tử tiến đến Chính quyền số, xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh là một quá trình cần đến sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Do đó, để đảm bảo công tác tổ chức triển khai hiệu quả, TP đã có các giải pháp sau: 

Tiếp tục chỉ đạo Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch UBND các quận - huyện và TP Thủ Đức phải tập trung thực hiện 39 nhiệm vụ trọng tâm theo Chương trình chuyển đổi số của TP.

Thẩm định và phê duyệt chương trình chuyển đổi số của từng ngành, lĩnh vực quản lý, triển khai các dự án liên ngành, các dự án về nền tảng công nghệ dùng chung, đảm bảo tính đồng bộ, kết nối và chia sẻ dữ liệu.

Hướng dẫn các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh thông qua việc tái tư duy hướng kinh doanh, tái đánh giá chuỗi giá trị, tái kết nối với khách hàng và từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp; khai thác tối đa Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số.

Nguồn: HCM CityWeb


Số lượt người xem: 542    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm