• Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
2
5
8
8
5
Tin tức sự kiện 13 Tháng Tám 2013 11:25:00 SA

Cần làm rõ “nhập nhèm” giữa phế liệu và chất thải

(TN&MT) - Các nhà làm luật cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tới đây phải có khái niệm rõ ràng đâu là phế liệu, đâu là chất thải để tránh tình trạng doanh nghiệp “nhập nhèm” nhập chất thải dưới dạng phế liệu dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể trở thành bãi rác của các nước khác.
C th hóa các quy đnh
 
Theo TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường đã được tăng cường, tuy nhiên Luật đã bộc lộ những tồn tại, nảy sinh, cần sớm cập nhật, sửa đổi và bổ sung.
 
Về vấn đề nhập khẩu phế liệu, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam (VACNE), cho hay, dự thảo 4 dành cả một điều lớn (Điều 57) quy định cho phép nhập khẩu phế liệu. Khoản 2: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất phải có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; không được cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu. Khoản 4: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải có trách nhiệm tái xuất phế liệu trong trường hợp không đáp ứng tiêu chí về bảo vệ môi trường
 
“Dự thảo 4 lần này có vẻ “tránh” vấn đề rắc rối này. Cụ thể trong dự thảo, điều 3 khoản 15 có nêu định nghĩa “phế liệu” nhưng trong cả chương VIII “Quản lý chất thải” không có nội dung nào đề cập “phế liệu” .
 
Suy rộng ra, việc này hàm ý “đối xử” với “phế liệu” nhập khẩu (thực chất là chất thải) như những chất thải khác và có thể còn được hưởng các “chính sách ưu đãi” (Điều 67 khoản 3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động giảm phát thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan). “Đây thực sự là sự lập lờ cực kỳ nguy hiểm nhằm tạo điều kiện cho hoạt động  nhập khẩu phế liệu trái phép. Thực tế cho thấy phế liệu được nhập khẩu thời gian qua bao giờ cũng chứa một tỷ lệ nhất định chất thải kể cả chất thải nguy hại. Tái xuất không được, trả lại bên xuất không được khiến hàng trăm container “phế liệu” nằm ỳ ở cảng chưa biết xử lý thế nào” , TS. Hòe nói.
 
TS. Lê Bích Thủy, Hội VACNE, cho rằng việc nhập nhèm giữa phế liệu và chất thải nếu không cẩn thận Việt Nam sẽ trở thành bãi rác khổng lỗ chứa rác thải của các nước khác. Chính không rõ ràng phế liệu hay chất thải nên doanh nghiệp nhập chất thải dưới dạng phế liệu. Phế liệu nhập khẩu như pin, ắc quy, bản mạch cũ có nhiều chất độc hại, tác động tiêu cực về mặt môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình bốc dỡ, lưu giữ, tái chế.
 
Các cơ quan chức năng kiểm tra container hàng núp bóng tạm nhập tái xuất
 
 
Lung chuyn giao các công ngh "bn"
 
Thống kê của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49 – Bộ Công an), nhiều năm trở lại đây, các cơ quan chức năng đã điều tra, phát hiện hơn 2.500 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Trong đó, có trên 200 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chủ yếu nhập chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp. Cơ quan chức năng đã phạt tiền, truy thu phí bảo vệ môi trường trên 142 tỷ đồng, buộc tái xuất và tiêu hủy 325 tấn rác thải, 3.150 tấn nhựa phế liệu, hơn 10.000 tấn thép phế liệu và gần 6.200 tấn ac quy chì phế thải.
 
Theo quy định, hàng vi phạm về bảo vệ môi trường, là phế liệu, rác thải bị xử lý buộc tái xuất hoặc tiêu hủy, nhưng thực tế chi phí để tiêu hủy rác thải là rất lớn, một số mặt hàng Việt Nam chưa có công nghệ tiêu hủy đảm bảo tiêu chuẩn. Do đó vụ việc vi phạm phần lớn được xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng kẻ hở của pháp luật để tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng cấm nhập, trong trường hợp bị phát hiện, doanh nghiệp sẵn sàng chịu hình thức xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào quyết định xử lý hành chính để tái xuất lô hàng.
 
Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, tình trạng các loại rác thải, phế liệu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nhập lậu về Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Thủ đoạn phổ biến mà bọn buôn lậu thường sử dụng là lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, lợi dụng ưu tiên miễn kiểm tra phân luồng hàng hóa để khai báo không đúng tên hàng, đưa chất thải độc hại, rác thải công nghiệp vào Việt Nam hoặc tái xuất sang nước thứ ba.
 
Nguyên nhân là do, trong quá vận tải đơn, thông tin về tên hàng hóa, xuất xứ hàng hóa còn chung chung, dễ bị lợi dụng để khai báo, áp mã tính thuế sai. Bản lược khai hàng hóa, hãng tàu nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục cho tàu nhập cảnh hiện nay không thể hiện cụ thể chủng loại hàng hóa. Do đó, cơ quan Hải quan không thể xác định được hàng có đủ điều kiện nhập khẩu hay không để áp dụng biện pháp ngừng làm thủ tục nhập cảnh hoặc không cho dỡ hàng xuống cảng.
 
Phương Anh -  Mnh Cường

Số lượt người xem: 8810    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm