■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
7
9
4
5
Tin tức sự kiện 23 Tháng Bảy 2013 8:55:00 SA

Quy hoạch sử dụng đất tại TPHCM: Những khuyến nghị thích ứng với biến đổi khí hậu

Quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) tại TPHCM vừa được UBND TPHCM trình HĐND TPHCM xem xét trong kỳ họp thứ 10 vừa qua. Còn một chặng đường pháp lý khá dài để quy hoạch này được phê duyệt. Thế nhưng, trước mắt những khuyến nghị về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong quy hoạch rất đáng quan tâm.

Xây dựng các hồ chứa giúp điều tiết nước thích nghi với biến đổi khí hậu. Ảnh: PHẠM KIM NGÂN

Những nguyên tắc chung

Đối với những nơi địa hình thấp trũng cần có những cảnh báo và áp dụng những biện pháp về quy hoạch và xây dựng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do BĐKH; nghiêm cấm việc san lấp sông rạch. Tại các khu dân cư mới, các khu đô thị bắt buộc các nhà đầu tư phải xây dựng hồ điều tiết nước; phát triển nhiều mảng xanh lớn tại những vùng đất thấp và tận dụng tối đa những phần đất trống để tạo mảng xanh cho đô thị. Các cơ sở sản xuất phải được bố trí vào các khu, cụm công nghiệp để đảm bảo vệ sinh môi trường. Bố trí lại các cụm công nghiệp nhỏ và trung bình bên trong tuyến đường vành đai 2 (khu vực nội thành), di dời sang các khu vực có vị trí tốt về giao thông như cảng, đường sắt…

Trên cơ sở đó, đề nghị chuyển đổi các khu đất đã di dời các cơ sở công nghiệp, chuyển thành đất nhà ở hoặc đất công trình công cộng để khai thác có hiệu quả và bền vững về phương diện môi trường. Ưu tiên phân bổ đất đai cho các ngành dịch vụ, tài chính và các ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao như: cơ khí; điện tử - công nghệ; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực, thực phẩm. Tiếp tục hợp tác với các với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm áp lực về đất đai, bố trí quỹ đất phù hợp với lợi thế của từng địa phương (phân bố lực lượng sản xuất, xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…).

Nghiên cứu đề xuất với Chính phủ cơ chế thành lập Hội đồng Vùng để việc theo dõi, chỉ đạo điều phối sâu sát và kịp thời hơn. Bảo vệ nghiêm ngặt đối với quỹ đất rừng, đất nông nghiệp và đặc biệt là đất trồng lúa theo quy hoạch phải giữ lại, tiến hành xác định ranh giới, diện tích cụ thể quỹ đất này và giao trách nhiệm cho UBND phường, xã, thị trấn trực tiếp quản lý, không cho phép chuyển sang đất sử dụng vào mục đích khác. Đồng thời công bố công khai về khu vực đất quy hoạch là đất rừng, đất nông nghiệp cho mọi người dân biết để cùng kiểm tra giám sát. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp: Tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao ngành thủy sản nước lợ (90ha tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (400ha tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi); Dự án vườn thực vật Củ Chi (173ha); Trung tâm giao dịch triển lãm nông sản Củ Chi (24ha); Trung tâm Công nghệ sinh học quận 12 (24ha); Trung tâm thủy sản Bình Khánh, Cần Giờ (100ha) và mở rộng Trung tâm Thủy sản thành phố tại Cần Giờ (100ha). Hướng dẫn chuyên môn và thị trường để khuyến khích các hộ chuyển đổi đất trồng cây có năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây đem lại giá trị gia tăng cao cho thành phố (cây kiểng, hoa lan, rau an toàn…).

Để các hộ yên tâm có kế hoạch đầu tư lâu dài cần hỗ trợ vốn cho các hộ trồng rừng sản xuất và ban hành quy định cụ thể về khai thác kinh doanh đất rừng sản xuất; giảm thiểu rủi ro lũ lụt trong tương lai, hạn chế xây dựng thêm các công trình vào những vùng thấp; duy trì cân bằng nước và quản lý nước mưa đô thị đòi hỏi không gian. Không gian để duy trì và xử lý nước mưa phải được xem xét trong quy hoạch sử dụng đất trong tương lai của TPHCM. Cụ thể, quy hoạch các khu vực chứa nước và vùng thấm nước mưa, xử lý nước. Việc bảo tồn các khu vực cây xanh hoàn làm nhiệm vụ đa chức năng và phù hợp cho việc lưu giữ và xử lý nước mưa.

Những khu vực cần lưu ý

Đó là các xã Tân Thông Hội, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Hòa Phú (huyện Củ Chi); xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn); phường Thới An, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc (quận 12); phường 13 (quận Gò Vấp); phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức); Bình Quới, Thanh Đa (quận Bình Thạnh)… Trong đó, các vùng phía Bắc như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, quận 2, quận 9, Thủ Đức được khuyến nghị nên bảo vệ không gian xanh. Đây là vành đai xanh quan trọng xung quanh khu đô thị xây dựng đông đúc, giữ cho không khí trong lành và không khí lạnh. Hạn chế tăng độ nhám bề mặt (đường bê tông hoặc các tòa nhà…). Xác định tỷ lệ xây dựng hợp lý, giảm thiểu các rào cản trên các dòng không khí (xây công trình cao tầng cần xem xét hướng gió…). Tóm lại các khu vực vành đai xung quanh TP, phải xác định tỷ lệ diện tích đất xây dựng và vị trí các khối công trình cao tầng, nhằm đảm bảo độ thấm nước, không khí mát và trong lành cho khu vực nội thành.

Một số phường, xã ở các quận, huyện như Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn không nên cho phép tăng thêm độ nhám bề mặt (bê tông hóa, nhà,…) để giữ các dòng không khí trong lành, giảm thiểu các rào cản trên dòng không khí vào khu vực trung tâm (như nhà cao tầng). Những khu vực này cũng được khuyến cáo phát triển theo không gian mở, giữ gìn diện tích mặt nước và phát triển không gian xanh…

 
 
Theo nghiên cứu của ADB về biến đổi khí hậu tại TPHCM: Đến năm 2050 hầu hết các quận - huyện, phường - xã của TPHCM sẽ chịu nguy cơ ngập lụt, kể cả những nơi trước đó chưa bao giờ bị ngập. Cụ thể, có đến 177/322 phường xã với 123.152ha (chiếm 61% diện tích của TPHCM) sẽ chịu ngập lụt thường xuyên; nếu xảy ra bão, diện tích ngập có thể lên đến 141.885ha (71% diện tích tự nhiên TPHCM). Đáng kể hơn là độ sâu ngập sẽ tăng từ 21% - 40% và thời gian ngập kéo dài thêm 12% - 22% so với hiện nay. Nếu kịch bản này xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế TPHCM. Trong những năm gần đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, trong giai đoạn 2011 - 2020 ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực TPHCM ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong quy hoạch sử dụng đất, cần phải bố trí sử dụng đất phù hợp, để ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
 

AN NHIÊN (ghi)


 


Số lượt người xem: 3816    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm