■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
5
0
9
3
5
Tin tức sự kiện 04 Tháng Bảy 2016 2:15:00 CH

Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn

 

Cần đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hệ thống quản lý

 

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (gọi tắt là rác sinh hoạt) tại TPHCM ước tính 7.500 tấn/ngày, trong đó lượng rác đem chôn lấp chiếm khoảng 75%. Dự báo, rác sinh hoạt sẽ tăng 5%/năm. Với thực tế đáng lo ngại này, TP cần giải quyết bài toán giảm khối lượng rác sinh hoạt đến bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý rác.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TPHCM được thu gom và vận chuyển lên bãi chôn lấp khoảng 7.000 - 7.500 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học là nguồn nguyên liệu to lớn để sản xuất phân compost chiếm 53% - 55%. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN-MT, phân loại chất thải rắn tại nguồn là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này. Phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm tách các loại chất thải nguy hại ra khỏi thành phần chất thải rắn hữu cơ, tạo nguồn hữu cơ sạch để sản xuất compost, chế biến phân hữu cơ có chất lượng cao phục vụ cho nông nghiệp và tái sinh năng lượng một cách có hiệu quả từ chất thải rắn hữu cơ. Ngoài ra, phân loại chất thải rắn tại nguồn để nâng cao hiệu quả của hệ thống tái chế, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng; đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ hỗ trợ cho chương trình này. Hơn nữa, nâng cao ý thức của tất cả cộng đồng trong thành phố là một trong những mục đích quan trọng của chương trình để thay đổi thói quen và ý thức của cộng đồng trong việc phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy định.

 

 

Nhiều bãi rác tồn tại trên đường ở TPHCM do việc quản lý chồng chéo quét, thu gom rác. Ảnh: PHẠM CAO MINH

 

Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn và chưa thể triển khai rộng như mong muốn. Đến nay, việc quản lý, thống kê và trao đổi công việc vẫn phải thực hiện bằng văn bản. Điều này gây bất lợi và khó khăn cho công tác thống kê số liệu để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn nói riêng, hệ thống quản lý chất thải rắn nói chung. Đặc điểm dân cư của TP bao gồm nhiều thành phần người dân các nơi của cả nước tập trung sinh sống. Trình độ dân trí không đồng đều. Vì vậy, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng chưa cao. Ngoài ra, vấn đề nan giải hiện nay là công tác xử phạt các hành vi xả chất thải không đúng quy định tại cấp phường, xã chưa thực hiện tốt, dẫn đến ý thức của người dân về tuân thủ pháp luật chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là lực lượng xử phạt của phường, xã ít và kiêm nhiệm; quy định xử phạt chưa thật sự răn đe nên hiệu quả xử phạt không cao.

 

Liên quan đế vấn đề này, ông Toru Yoshioka, cố vấn Tập đoàn Hitachi Zosen (Nhật Bản), cho biết trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa TPHCM và TP Osaka về phát triển TP phát thải carbon thấp, phía Nhật Bản đang tích cực hoàn thiện các tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ cho mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, TP Osaka và TPHCM đang xúc tiến dự án mô hình thử nghiệm xử lý chất thải rắn sinh hoạt tái sinh năng lượng bằng phương pháp lên men khí metan, công suất 200kg/ngày; đánh giá tính khả thi của vòng tuần hoàn rác, tiếp theo sẽ nâng quy mô nguồn rác đã phân loại lên 100 tấn/ngày (rác có chất lượng cao, nhân viên thu gom rác không cần phân loại) và sử dụng thành công chất cặn (bị loại sau khi xử lý nhưng có thể làm phân bón) vào ngành nông nghiệp tái chế. Qua đó, chuyển đổi dự án thành mô hình kinh doanh. Trong năm 2016, Công ty Hitachi Zosen sẽ thực hiện khảo sát hiện trạng các khu vực; thử nghiệm thu gom và phân loại rác tại các địa phương nằm trong dự án;  thử nghiệm nhà máy xử lý rác bằng công nghệ lên men khí metan; thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Đã đến lúc Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng phải tranh thủ cơ hội khi các nhà đầu tư có thiện chí hỗ trợ trong việc xử lý chất thải.

 

Để tăng hiệu quả cho chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trong thời gian tới, theo các chuyên gia môi trường, nên tập trung thực hiện đối với những quận, huyện có hệ thống thu gom ổn định và đồng bộ về kỹ thuật hoặc đối với những quận, huyện đã thực hiện đấu thầu cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn chất thải rắn sinh hoạt. TPHCM cần phải có lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn song song với hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hệ thống quản lý. Đặc biệt chú trọng ngay từ bây giờ về đầu tư nguồn nhân lực đủ và chuyên môn sâu đối với cán bộ thực hiện từ phường, xã đến thành phố.

 



Nguồn: Báo SGGPO.


Số lượt người xem: 7535    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm