Object reference not set to an instance of an object.
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
5
7
5
5
Các công tác khác 21 Tháng Bảy 2014 9:40:00 SA

Trả lời chất vấn của đại biểu HĐNDTP tại họp thứ 14 - Hội đồng nhân dân thành phố khoá VIII (tiếp theo)

 Câu 1: Các cơ sở gây ô nhiễm nằm xen cài trong khu dân cư (quận 12, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh). Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất giải pháp gì tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết trong năm 2014?

Trả lời:

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất xen cài tại các khu dân trong nội thành, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-UB ngày 08/07/2002 về phê duyệt “Đề án thực hiện chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào khu công nghiệp và vùng phụ cận”. Theo đó tổng số địa điểm sản xuất gây ô nhiễm môi trường cần phải di dời, chuyển đổi ngành nghề, ngưng sản xuất hoặc ngưng công đoạn sản xuất gây ô nhiễm là 1.402 địa điểm. Đến nay hầu hết các cơ sở trên đã thực hiện di dời hoặc ngưng công đoạn sản xuất gây ô nhiễm, chỉ còn 6/1402 đơn vị chưa triển khai di dời. Các đơn vị chưa triển khai di dời chủ yếu là do chưa tìm được khu vực quy hoạch phù hợp theo ngành nghề (02 cơ sở đóng tàu, 02 cơ sở dệt nhuộm, 01 cơ sở nước mắm, 01 cơ sở xeo giấy).

Tuy nhiên bên cạnh những việc tích cực mà chương trình di dời này mang lại thì cũng tạo ra những bất cập do chưa quy hoạch, chưa xây dựng đảm bảo hạ tầng để tiếp nhận các cơ sở di dời (các cơ sở này đa phần là hoạt động ngành nghề ô nhiễm nặng như nhuộm, xeo giấy, cồn, cao su, …). Do đó đã hình thành một số cụm công nghiệp tự phát gây ô nhiễm môi trường như Cụm sản xuất Khu phố 4, 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12; Cụm nhuộm, phường Bình Hưng Hòa, Bình Tân; Dọc kênh An Hạ thuộc huyện Hóc Môn, Củ Chi.

 

Để giải quyết vấn đề trên cần phải có giải pháp căn cơ và lộ trình thực hiện,  Từ năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu nhằm ngăn chặn, không làm ô nhiễm môi trường tăng lên (ô nhiễm nước mặt, không khí, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại), khắc phục ô nhiễm và khôi phục môi trường những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, từng bước cải thiện chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn. Trong đó phấn đấu đạt mục tiêu 80% – 90% Cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý môi trường đạt quy chuẩn Việt Nam; 100% Khu công nghiệp – khu chế xuất và cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam. Để phấn đấu đạt mục tiêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ xen cài khu dân cư. Kiến nghị áp dụng hình thức xử phạt nóng trong một số hành vi vi phạm môi trường như niêm phong công đoạn sản xuất gây ô nhiễm, đình chỉ sản xuất, buộc di dời đối với cơ sở tái phạm nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Thực hiện phân loại và lập danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý theo tiêu chí Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến nay đã xác định 41 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (trong đó có 18 cơ sở thuộc Bình Chánh, Củ Chi, quận 12).

- Tham mưu UBND Tp ban hành Quy định về Phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 06/5/2014. Nhằm kiểm soát các nguồn xả thải đúng quy định và từng bước nâng cao chất lượng xả thải;

- Triển khai thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc tự động tại các cửa xả nước thải, có đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý.

- Thực hiện việc điều chỉnh Quyết định 200/2004/QĐ-UB của UBNDTp về 17 ngành nghề không được cấp mới, gia hạn, điều chỉnh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong khu dân cư tập trung, cho phù hợp điều kiện thực tế và đảm bảo tính pháp lý, phù hợp Luật Doanh nghiệp;

- Tham mưu UBND thành phố thành lập “Ban chỉ đạo di dời các cơ sở nhà đất không phù hợp qui hoạch và các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng”.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình di dời các cơ sở nhà đất không phù hợp qui hoạch và các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng, Trong năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung sau:

+ Xây dựng quy trình, biểu mẫu thống kê, xác định cơ sở nhà đất không phù hợp quy hoạch và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

+ Tập huấn, triển khai thực hiện đến 24 quận, huyện;

+ Xây dựng, kiến nghị cơ chế chính sách tài chính đối với các cơ sở di dời;

+ Xác định địa điểm tiếp nhận các cơ sở di dời (Đối với các ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm phải di dời vào các Cụm công nghiệp đã hoàn chỉnh hạ tầng, có khả năng tiếp nhận và xử lý môi trường đảm bảo các quy chuẩn); Kiến nghị một số Cụm công nghiệp đã hoàn chỉnh hạ tầng được phép tiếp nhận các ngành nghề ô nhiễm buộc di dời;  

+ Xây dựng kế hoạch lộ trình di dời (Trong đó Đợt 1 gồm 08 cơ sở nhà đất không phù hợp qui hoạch và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định số 7015/UBND-ĐTMT ngày 27/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố và 31 cơ sở thuộc khu phố 4, 5, phường Đông Hưng Thuận quận 12). Trên cơ sở di dời thí điểm Đợt 1 sẽ đề xuất triển khai cho các Đợt tiếp theo

Câu 2: Chương trình hành động 34 (Biến đổi khí hậu), tỷ lệ cây trồng phủ xanh - tỷ lệ của Thành phố đưa ra cao hơn của Hội đồng nhân dân thành phố. Vấn đề này như thế nào?

- Tỷ lệ che phủ rừng, cây xanh phân tán quy đổi trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt 40,3%.

Trả lời:

Tại Nghị quyết số 38/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, kỳ họp thứ 12 về nhiệm vụ kinh tế-văn hóa-xã hội năm 2014, trong đó đề ra chỉ tiêu “Tỷ lệ diện tích che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi trên tổng diện tích đất tự nhiên đến cuối năm 2014: 39,8%”.

Tại Chương trình hành động số 34-CTrHĐ/TU ngày 27/11/2013 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó đưa ra chỉ tiêu “Tỷ lệ diện tích che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi trên tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2020 đạt trên 40,3%”.

Tại Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh Tp.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, trong đó có đánh giá thực trạng phát triển các loại rừng, mảng xanh của thành phố và đề ra mục tiêu cụ thể là “Tỷ lệ diện tích che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi trên tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2015 là 40,1%, đến năm 2020 là 40,3% và đến năm 2025 là 40,44%”.

Do đó, tỷ lệ diện tích che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi trên tổng diện tích đất tự nhiên của Hội đồng nhân dân đến cuối năm 2014: 39,8% và của Thành ủy số 34/CTrHĐ đến năm 2020: 40,3% là phù hợp với lộ trình phát triển các loại rừng và cây xanh của thành phố.

Bảng: Quy hoạch đất rừng và cây xanh thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18/03/2011

Đơn vị tính: ha

Loại cây xanh

Hiện trạng  2009

Dự kiến quy hoạch
phát triển rừng và mảng cây xanh thành phố

2015

2020

2025

1. Diện tích đất rừng và cây lâm nghiệp

38.954

39.100

39.960

39.960

+ Diện tích các loại rừng

33.659

35.000

36.460

36.460

     - Rừng sản xuất

2.361

2.300

2.400

1.200

     - Rừng phòng hộ

31.271

32.630

33.825

35.025

     - Rừng đặc dụng

27

70

235

235

+ Cây lâm nghiệp trồng ngoài quy hoạch

5.295

4.100

3.500

3.500

2. Diện tích cây xanh, công viên

869,37

3.250

5.790

6.500

Cây xanh đường phố

260,19

350

400

500

Cây xanh sử dụng công cộng

609,18

2.900

5.390

6.000

3. Diện tích cây ven sông, rạch, đê biển

 

200

1.500

4.000

4. Diện tích cây xanh lâu năm

36.090

34.100

30.300

27.500

     - Cây ăn trái

9.770

9.700

8.000

8.000

     - Cây cao su

3.300

3.300

3.000

3.000

     - Cây vườn tạp, cây bóng mát trong khu dân cư nông thôn

23.020

21.100

19.300

16.500

5. Diện tích cây xanh khác

6.097

7.200

6.910

6.800

     - Hoa - cây kiểng

1.668

2.100

2.250

2.500

     - Đồng cỏ chăn nuôi

2.637

4.100

4.160

4.300

     - Mía

1.792

1.000

500

 

Diện tích rừng - Cây lâm nghiệp

38.954

39.100

39.960

39.960

Diện tích rừng - các loại cây xanh

82.010

83.850

84.460

84.760

Tỷ lệ che phủ rừng + cây lâm nghiệp (%)

18,59

18,66

19,07

19,07

Tỷ lệ che phủ rừng + các loại cây xanh (%)

39,10

40,01

40,30

40,44

 

Câu 3: Tách thửa, chưa thống nhất cách hiểu, cần xem lại hệ thống chính sách có thống nhất chưa, hợp lý chưa? Quyết định số 54 không thay đổi nhiều so với Quyết định 19, hạn chế quyền của người sử dụng đất?

Trả lời:

Qua rà soát thực tế tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND tại một số địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy một bộ phận công chức thực hiện công tác chưa hiểu đúng pháp luật, dẫn đến việc áp dụng không đúng quy định về điều kiện tách thửa để tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện từ chối giải quyết nhu cầu tách thửa của người dân. Về việc này Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố chấn chỉnh các quận, huyện trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Luật đất đai 2013 có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2014, đã giao thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở đô thị và đất ở nông thôn; thực hiện quy định trên, Ủy ban nhân dân thành phố đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo và đã tổ chức nhiều cuộc họp với các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện để thống nhất phương án để thay thế Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 54/2012/QĐ-UBND.

Đối với dự thảo mới lần này, thành phố quy định diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa đối với đất ở nông thôn và đất ở đô thị, không quy định đối với các loại đất khác.

Trong đó quy định rõ quyền lợi của người sử dụng đất, cụ thể là:

- Các thửa đất nằm xen cài trong khu dân cư hiện hữu:

+ Trường hợp thửa đất không thuộc khu vực Nhà nước phải thu hồi để đầu tư theo quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt: Được phép tách một phần thửa đất và chuyển mục đích sang đất ở.

+ Trường hợp thửa đất thuộc khu vực Nhà nước phải thu hồi để đầu tư theo quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt:

Trường hợp thửa đất chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và đã được công bố: Được phép tách một phần thửa đất, để làm cơ sở cho cơ quan quản lý xây dựng cấp giấy phép xây dựng nhà ở.

Trường hợp thửa đất có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt và đã được công bố, thì không được tách thửa và không được chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, chưa điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi đất, thì được phép tách một phần thửa đất và chuyển mục đích sang đất ở.

Với dự thảo quy định như trên, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy quyền lợi của người dân sẽ đảm bảo được thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật

Câu 4: Chính sách miễn tiền rác người nghèo ở Cần Giờ làm ảnh hưởng đến thu nhập của người thu gom rác.

Trả lời:

Căn cứ Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố và Công văn hướng dẫn số 7345/LCQ- TNMT- TC- CT ngày 07/10/2009 của Liên cơ quan Tài nguyên Môi trường - Tài chính - Cục thuế (sau đây gọi tắt là Quyết định 88);

Căn cứ công văn số 7345/LCQ-TNMT-TC-CT ngày 07/10/2009 của Liên cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường- Sở Tài chính và Cục thuế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

Đối với đối tượng Hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số): không phải nộp phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường (được Ủy ban nhân dân phường/xã xác nhận). Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ có trách nhiệm thống kê số lượng hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo và sử dụng nguồn thu phí vệ sinh nộp về ngân sách trên địa bàn huyện để chi trả chi phí thu gom cho người thu gom theo đúng Quyết định 88. Trong trường hợp thu không đủ bù chi cho công tác thu gom tại các hộ gia đình nghèo (có mã số) sẽ được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện. Do đó, việc không nộp phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với đối tượng Hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số) không làm ảnh hưởng đến thu nhập lực lượng thu gom rác.

Câu 5: Quy hoạch treo:

- KCN Tân Tao (Xuân Thới Thượng)

- Dự án Delta (Bình Chánh)

- Khu D, E Nam Sài Gòn

- Delta (Xuân Thới Thượng)

- Bình Quới Thanh Đa (Bình Thạnh)

Trả lời:

- Dự án Khu công nghiệp, dân cư Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn: Ngày 09 tháng 8 năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố có Công văn số 3785/UBND-ĐTMT chấp thuận cho Công ty cổ phần thương mại D.I.C nghiên cứu, lập đồ áp quy hoạch Khu công nghiệp, dân cư Xuân Thới Thượng. Đến nay, Ủy ban nhân dân thành phố chưa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hay quyết định thu hồi đất liên quan đến dự án quy hoạch nêu trên.

- Dự án khu Bình Quới – Thanh Đa: Ngày 03 tháng 02 năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 614/QĐ-UBND về thu hồi, hủy bỏ quyết định thu hồi đất dự án khu Bình Quới – Thanh Đa.

Như vậy, quyền lợi của người sử dụng đất thuộc các khu vực quy hoạch dự án nêu trên được đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.

03 Dự án còn lại, Sở Quy hoạch – Kiến trúc sẽ trả lời.

Câu 6: Chính sách miễn tiền rác người nghèo ở Cần Giờ làm ảnh hưởng đến thu nhập của người thu gom rác.

Trả lời:

Căn cứ Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố và công văn hướng dẫn số 7345/LCQ- TNMT- TC- CT ngày 07/10/2009 của Liên cơ quan Tài nguyên Môi trường- Tài chính- Cục thuế (sau đây gọi tắt là Quyết định 88);

Căn cứ công văn số 7345/LCQ-TNMT-TC-CT ngày 07/10/2009 của Liên cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường- Sở Tài chính và Cục thuế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

Đối với đối tượng Hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số): không phải nộp phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường (được Ủy ban nhân dân phường/xã xác nhận). Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ có trách nhiệm thống kê số lượng hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo và sử dụng nguồn thu phí vệ sinh nộp về ngân sách trên địa bàn huyện để chi trả chi phí thu gom cho người thu gom theo đúng Quyết định 88. Trong trường hợp thu không đủ bù chi cho công tác thu gom tại các hộ gia đình nghèo (có mã số) sẽ được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện. Do đó, việc không nộp phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với đối tượng Hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số) không làm ảnh hưởng đến thu nhập lực lượng thu gom rác.


Số lượt người xem: 7915    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm