Object reference not set to an instance of an object.
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
7
5
2
2
Công tác quản lý môi trường 02 Tháng Sáu 2015 7:55:00 SA

TP.HCM: Chuẩn bị triển khai Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu

Ngày 15/6 tới, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu sẽ chính thức có hiệu lực. Để Nghị định đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao, ngày 25/5, Văn phòng UBND TP.HCM đã có Công văn số 4599 truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín về việc triển khai Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

 

 





Ảnh minh họa

 
 
 

Công văn gửi Sở TN&MT TP.HCM nêu rõ, UBND giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện Nghị định trên theo đúng quy định.


Tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý nước thải đã được quy định rõ.


Theo đó, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, phân công, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho UBND các cấp về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Đồng thời, tổ chức chỉ đạo lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền; lập kế hoạch hang năm cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bố trí kinh phí thực hiện phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cùng với đó, xây dựng mức thu phí vệ sinh cho các đối tượng hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.


Trong quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo liên quan đến các chủ xử lý chất thải rắn thôn thường do UBND cấp tỉnh xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường. Tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi, với tổ chức cá nhân trong quá trình xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở chất thải rắn công nghiệp thông thường.


Ngoài ra, UBND tỉnh còn có trách nhiệm chỉ đạo, xử lý việc thu gom nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Quan trắc kiểm tra chất lượng nước tại các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận và quản lý kế quả quan trắc nước thải tự động liên tục. Tổ chức đánh giá sức chịu tải, ban hành và phân bổ hạn ngạch xả nước thải đối với lưu vực song nội tỉnh; công bố thông tin các nguồn tiếp nhận nước thải không còn khả năng tiếp nhận nước thải trên địa bàn quản lý. Tổ chức điều tra, đánh giá xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải, quản lý, kiểm tra giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận nội tỉnh; phối hợp với Bộ TN&MT các địa phương liên quan tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận có phạm vi liên tỉnh theo quy định.


Cùng với các nhiệm vụ trên, hàng năm UBND tỉnh phải thống kê, cập nhật về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, tình hình phát sinh quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại địa phương, thu gom nước thải sinh hoạt cho Bộ TN&MT để tổng hợp theo dõi. Thời điểm báo cáo trước ngày 31/3 của năm tiếp theo.

 

 

Theo Website Bộ TNMT.


Số lượt người xem: 3391    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm