■  Về hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số phát hành BY 439034, số vào sổ CH03952 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cấp  (15/04)
■  LỊCH CÔNG TÁC TUẦN CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - Tuần 16: Từ ngày 15/04/2024 đến ngày 21/04/2024  (15/04)
■  Về việc Quyết định cấp lại GCN của bà Bùi Thị Thu Hồng, tờ 83, thửa 431 diện tích 1000m2-xã Bình Khán  (12/04)
■  Về hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do công ty CP Khách sạn Paragon đã làm mất bản chính  (12/04)
■  Về hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  (12/04)
■  Về hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất  (12/04)
■  Về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 1472/2008/UB.GCN do Ủy ban nhân dân Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10 tháng 4 năm 2008 - liên quan nhà số 212 lô C C/C Lê hồng Phong, P1, Quận 10  (12/04)
■  Về hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CS10171 ngày 16 tháng 6 năm 2017 do Sở Tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh cấp. 2.08 chung cư 51 Thanh Loan, P5Q8  (12/04)
■  Về việc gửi kết quả tham vấn Dự án "Nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc Kênh Đôi trên địa bàn Quận 8" thuộc tuyến đi qua các phường 8, 9, 10, 11, 12 và phường 14, Quận 8  (12/04)
■  Công khai tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước Quý I năm 2024 của Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường  (12/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
0
6
0
9
5
Công tác khí tượng thủy văn - Phòng chống thiên tai 09 Tháng Chín 2022 9:25:00 SA

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN

 


 

I.   ĐỘNG ĐẤT  

1.  Khái niệm  

Động đất là sự giải thoát đột ngột một lượng năng lượng lớn tích tụ trong một thể tích nào đó bên trong Trái đất gây nên sự rung chuyển, lắc mạnh hoặc xê dịch bề mặt trái đất do các hoạt động núi lửa, địa chất hoặc hiện tượng khác gây nên.  

2.  Khả năng xảy ra động đất ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh 

 

 

a.  Khả năng xảy ra động đất ở Việt Nam    

 

             Trong lịch sử, năm 1983 tại Tuần Giáo (Lai Châu) đã có động đất mạnh 6,7 độ Richter. Năm 2001 một trận động đất 5,3 độ Richter đã xảy ra tại phía Tây thành phố Điện Biên (cách thành phố Điện Biên 15km). Thời gian gần đây, một số trận động đất nhỏ xảy ra ở miền Bắc và miền Trung với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0 đến 1. Ngoài ra, Việt Nam có thể có khả năng xảy ra động đất kích thích do các công trình thủy điện, các hồ chứa dung tích lớn.    

b.  Khả năng xảy ra động đất ở Thành phố Hồ Chí Minh  

             Theo các đề tài nghiên cứu nghiên cứu khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và Nam bộ thì các đứt gãy khu vực Nam bộ có khả năng gây động đất mạnh tới 5,5 độ Richter, gây chấn động cấp VII ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và nhiều vùng khác là có thể xảy ra. 

Thực tế đến nay, khu vực thành phố Hồ Chí Minh chưa ghi nhận có tâm phát ra động đất, ghi nhận chuỗi động đất M4,5-5,5 năm 2004, 2005, 2007 ở vùng biển Nam bộ gây ra một số dư chấn làm cho các nhà cao tầng của thành phố rung nhẹ, ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người dân mặc dù không gây thiệt hại.  

3.  Bn tin động đất được ban hành khi 

               a. Xảy ra những trận động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) có ảnh hưởng đến Việt Nam. 

              b. Những trận động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.   

4.  Mẫu tin động đất 

a.   Tiêu đề: tin động đất. 

b.  Thời gian xảy ra động đất: Báo theo giờ GMT và giờ Hà Nội. 

c.   Địa điểm xảy ra động đất: Tên địa phương, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu. 

d.  Độ lớn động đất, cường độ chấn động ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: Báo theo thang MSK-64. 

e. Hậu quả có thể xảy ra do động đất. 

g. Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 

5.  Làm gì khi xảy ra động đất 

a.   Qui tắc chung là không chạy ra khỏi nhà khi đang có chấn động do động đất gây ra, phải bình tĩnh đợi đến khi kết thúc.  

b.  Khi cảm thấy nền đất hay tòa nhà rung động, lập tức chạy đến vị trí an toàn: chui xuống gầm bàn chắc chắn, bàn học hoặc lánh vào góc phòng để tránh các vật nặng hay mảnh vỡ rơi xuống đầu. 

c.   Sau khi chấn động ngừng, bình tĩnh rời khỏi phòng, nhà. 

d.  Nếu đang ở nhà cao tầng không chạy vào thang máy; không gây ùn tắt ở cầu thang, khi di chuyển nên có vật che đầu, dùng đèn pin trong trường hợp mất điện, tránh dùng nến dễ gây hỏa hoạn. 

e.   Nếu đang ngoài đường thì phi chy tránh xa các tòa cao c, tường cao, cây ci và đường dây đin. Nếu đang lái xe, thì ngng l đường nhưng tránh xa ct đin, dây đin, gầm cầu. 

6.  Làm gì sau động đất 

a.   Không nên ng trong nhà nên tp trung nơi chính quyn sơ tán (nếu có). 

b.  Nếu nhà sp, gây tiếng đng, âm thanh để kêu cứu. 

c.   Theo dõi tin tức trên phương tiện thông tin đại chúng đến khi nhận được “tin cuối cùng về động đất” và theo hướng dẫn của các cơ quan cứu hộ về công tác khắc phục hậu quả. 

d.  Hãy đề phòng các chấn động gây ra sau chấn động đầu tiên 

e.   Kim tra hệ thống đèn điện, hư hỏng của nhà cửa. 

g. Không để các vt nng lên giá đ, tháo g nhng vt dng nm ngay phía trên giường ng, không đt giường ng sát ca kính. 

h. Nh s đin thoi cp cu y tế, cha cháy và cnh sát Cơ đng, nm vng li thoát hiểm (115 - 114-113)  

i. D tr nước ung và đ hp, thc ăn khô đ cho vài ngày, vì đin và nước có th b cúp hoc hư hại. 

k. Chun b đèn pin và dng c sơ cu (bông bng, thuc men) đ ti v trí d ly mang đi. 

II.    SÓNG THẦN   

1.  Khái niệm  

Sóng thần là đợt sóng biển cực mạnh có đỉnh sóng cao hàng chục mét ập vào bờ, có khả năng tàn phá tất cả những vật cản trên đường tiến và rút lui của sóng. Nguyên nhân do động đất, phun trào của núi lửa,...dưới đáy biển. Tuy nhiên, không phải động đất nào ở ngoài biển đều gây sóng thần mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu tâm phát sinh động đất, dạng đứt gãy sinh động đất, độ sâu đáy biển, độ lớn của động đất (theo nghiên cứu thì động đất trên 6,5 độ Richter mới gây sóng thần nguy hiểm).   

2.  Khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh  

a.  Khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam  

             Theo bản đồ phân bố các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam thì trên vùng biển nước ta động đất có thể xảy ra với độ lớn đến 6 – 6,2 độ Richter  nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong vùng biển nước ta là rất nhỏ kể cả nếu có thì biên độ sóng thần vùng ven biển nước ta cũng chỉ khoảng 0,65 mét, đỉnh sóng chưa cao hơn mặt đất nhưng hoàn toàn không được chủ quan. 

b.  Khả năng xảy ra sóng thần ở Thành phố Hồ Chí Minh 

Đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam là vùng biển Cần Giờ, nếu có nguy cơ sóng thần có thể xảy ra đối với khu vực biển Cần Giờ và biên độ cũng rất nhỏ. 

3.  Bản tin cảnh báo sóng thần được ban hành khi 

               a. Những trận động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. 

               b. Những trận sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. 

4.  Tin cảnh báo sóng thần được báo theo 3 mức 

a.  Tin cảnh báo sóng thần mức 1: được ban hành khi phát hiện động đất mạnh, có khả năng gây sóng thần, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán; 

b.  Tin cnh báo sóng thần mức 2: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng cần đề phòng sóng lớn gây thiệt hại ở vùng ven biển, khuyến cáo sẵn sàng sơ tán; 

c.   Tin cảnh báo sóng thần mức 3: được ban hành khi đã phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, phải sơ tán ngay lập tức. 

5.  Mẫu tin cảnh báo sóng thần 

a. Tiêu đề: Tin cảnh báo sóng thần mức 1/ mức 2/ mức 3.  

b. Nhận định về sóng thần  

- Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;  

- Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;  

- Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng.  

c. Khuyến cáo sẵn sàng sơ tán đối với tin cảnh báo sóng thần mức 1, 2 hoặc yêu cầu sơ tán đối với tin cảnh báo sóng thần mức 3.

d. Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ). 

e. Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.  

6.  Tin hủy cảnh báo sóng thần 

Tin hủy cảnh báo sóng thần được ban hành khi sóng thần không xảy ra như đã cảnh báo.  

7.  Tin cuối cùng về sóng thần 

Tin cuối cùng về sóng thần được ban hành khi sóng thần kết thúc hoàn toàn 

8.  Làm gì khi xảy ra sóng thần 

               a.   Di chuyn theo biên hướng dẫn 

               b.  Lập tức rời khỏi tàu, thuyển đậu tại bến cảng 

               c.   Mang theo vật dụng cần thiết 

               d.  Chạy đến nơi cao hơn, ngược hướng biển 

               e.   Đối với tàu thuyền ngoài khơi thì không quay vào bờ cho đến khi nhận được tin cuối cùng về sóng thần 

               g. Thoát lên vị trí cao hơn khi sơ tán không kịp 

9.  Làm gì sau sóng thần 

a.   Không chạy ra biển nhặt đồ 

b.  Nhận biết thực phẩm và nước bị nhiễm bẩn 

c.   Tránh xa các tòa nhà bị hư hỏng  

d.  Theo dõi đến khi có tin cuối cùng về sóng thần, không quay lại khu vực biển nếu chưa nhận được thông báo tình hình đã an toàn.

 


 


 


Số lượt người xem: 1548    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm