■  Về hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CS 08757 ngày 22 tháng 4 năm 2022 do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp  (29/03)
■  Về kết quả kiểm tra hiện trạng sử dựng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng QSDĐ, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án Khu định cư số 4, xã Phong phú, huyện Bình Chánh của Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc  (29/03)
■  Về hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành W 551345, số vào sổ 262 QSDĐ/CQ ngày 29 tháng 5 năm 2003 của ông Võ Văn Hoang, thuộc thửa đất số 67-2, tờ bản đồ số 03 (TL02), xã Tân Thạnh Đông  (29/03)
■  Về việc hủy Giấy chứng nhận cho căn nhà số 436B/84/7 Ba Tháng Hai, P12,Q10  (29/03)
■  Về hủy bỏ trang bổ sung số 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành số AI 984403, số vào sổ H00557/16 ngày 14 tháng 06 năm 2007 cho ông Nguyễn Văn Hùng thửa 91 tờ 68 xã Tân An Hội  (29/03)
■  Về việc Hủy trang bổ sung GCN số H01816/12 ngày 22/05/2008, thửa 932 tờ 40 (KTS) xã Tân Phú Trung - Đào Thị Bích Chi  (29/03)
■  Về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có số phát hành BL 943282, số vào sổ CH01762 ngày 22 tháng 10 năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 4 cấp  (29/03)
■  Về hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH05021 do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh cấp ngày 06 tháng 8 năm 2013 cho ông Hoàng Ngọc Hòa và bà Nguyễn Thị Sinh, xã Vĩnh Lộc B  (29/03)
■  Về hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành số S995039, số vào sổ 603 QSDĐ/ĐG QĐ số 18 ngày 09 tháng 04 năm 2001 cho Lê Văn Hưng thửa 718 tờ 14 xã Tân An Hội  (29/03)
■  Về hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số phát hành số Q 330752, số vào sổ 1768 QSDĐ/CQ ngày 30 tháng 08 năm 1995, ông Huỳnh Văn Re, thửa 684, 675, 674, 260, 251, 250 tờ 4 xã Trung Lập Thượng  (29/03)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
3
3
7
4
9
4
Thông tin hoạt động 04 Tháng Ba 2014 2:45:00 CH

Kế hoạch liên cơ quan giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 7 - Năm 2014 Thứ ba, 11 Tháng 3 2014 09:14

 Ngày 03 tháng 03 năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký Kế hoạch liên cơ quan số 1224/KHLCQ -TNMT- GDĐT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 7 - Năm 2014, với nội dung như sau:

Được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 5921/UBND-ĐTMT ngày 05 tháng 11 năm 2013 về chủ trương thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường thành phố năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 7 – Năm 2014 với chủ đề “SV 3T”. Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch Liên Cơ quan về việc hưởng ứng các hoạt động trong Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 7 – Năm 2014.

1. SỰ CẦN THIẾT

Ngày 17/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược nêu rõ mục tiêu cụ thể: đến năm 2015, 60% chất thải sinh hoạt đô thị được tái sử dụng, tái chế; con số này là 85% vào năm 2020 và là 90% vào năm 2050.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, ý thức và hành vi của người dân trong tiết giảm, tái sử dụng và phân loại chất thải rắn tại nguồn (nhằm hỗ trợ cho tái chế) đóng vai trò quyết định. Kinh nghiệm thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng cho thấy các em học sinh, sinh viên là đối tượng dễ tiếp thu cái mới, dễ thay đổi hành vi khi được tác động một cách tích cực. Không những vậy, học sinh và sinh viên còn đóng vai trò là những hạt nhân thực hành 3T tại trường và tại nhà, cũng như là những tuyên truyền viên tích cực, tác động trực tiếp đến các thành viên khác trong gia đình. Do đó, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các hoạt động 3T và phân loại chất thải rắn tại hệ thống các trường học sẽ đem lại hiệu quả cao đối với nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như đẩy mạnh hoạt động trên tại TP.HCM.

Tiếp nối Ngày hội các năm trước, Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM lần thứ 7 hướng đến các hoạt động dành cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng,… trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm khuyến khích thực hành Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế trong trường học, với các mục đích cụ thể:

- Gia tăng mối quan tâm và nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là các em học sinh và sinh viên về hoạt động phân loại rác tại nguồn, Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải (3T) thông qua các hình thức tổ chức phù hợp, khuyến khích các trường và các em học sinh, sinh viên áp dụng các giải pháp 3T trong truờng học nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Xây dựng lực lượng tuyên truyền viên tích cực cho hoạt động 3T và phân loại rác tại nguồn;

- Từng bước hình thành thói quen phân loại chất thải và thực hành 3T cho các em học sinh, sinh viên nói riêng và người dân nói chung, tạo thuận lợi cho việc triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn trong tương lai của thành phố, đồng thời thu gom các loại chất thải có thể tái chế, giảm chi phí xử lý chất thải rắn;

Ngoài ra, Ngày hội Tái chế chất thải lần 7 tiếp tục hoàn thiện và phát huy hơn nữa các kết quả đạt được của Ngày hội tái chế chất thải TP.HCM các năm trước, tiếp tục triển khai các hoạt động 3T không chỉ trong Ngày hội mà đưa 3T trở thành các hoạt động quen thuộc trong cộng đồng Thành phố, hướng tới thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 của Chương trình hành động số 34-CTrHĐ/TU ngày 27/11/2013 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW“phấn đấu 80% người dân áp dụng những hành vi bảo vệ môi trường đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày”.

Nằm trong các hoạt động hưởng ứng Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức tuyên truyền về các hoạt động 3T và cuộc thi “Sức sống mới từ sản phẩm tái chế” dành cho đối tượng học sinh các Trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch tổ chức như sau:

2. NỘI DUNG

2.1. Các hoạt động tuyên truyền

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền dành cho học sinh, sinh viên và người dân nói chung với các nội dung: các khái niệm cơ bản về 3T, ý nghĩa của việc thực hành 3T; hướng dẫn phân loại và thải bỏ đúng các loại chất thải rắn tại gia đình và trường học; một số cách thức đơn giản thực hành 3T trong trường học; làm gì với chất thải nguy hại hộ gia đình…

- Phổ biến thông tin về các hoạt động 3T và phân loại chất thải rắn tại các trường học.

- Phương thức thực hiện:

a) Tuyên truyền qua hệ thống các trường học;

b) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình);

c) Treo băng-rôn tại các khu dân cư, trường học, cơ quan, các khu công nghiệp,…

2.2. Cuộc thi “Sức sống mới từ sản phẩm tái chế”

- Đối tượng dự thi: Tất cả các em học sinh cấp Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các em có thể dự thi với tư cách cá nhân (01 em) hoặc nhóm (tối đa là 05 em);

- Nội dung cuộc thi: Thiết kế và chế tạo các mô hình hoặc sản phẩm hữu dụng (có thể là đồ dùng hoặc đồ chơi) từ các vật liệu phế thải;

- Khen thưởng: Ngoài các giải thưởng cá nhân hoặc tập thể dự thi đoạt giải, khen thưởng các đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tổ chức, vận động, hỗ trợ các em học sinh cũng như các trường tham gia các cuộc thi hưởng ứng Ngày hội tái chế chất thải lần thứ 7- Năm 2014.

(Xem Thể lệ cuộc thi tại đây)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục học sinh các thói quen tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải nói chung và sử dụng và thải bỏ hợp lý túi ni-lông nói riêng vào các giờ học tự nhiên, xã hội, giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt dưới cờ, các chương trình hoạt động ngoại khóa của các em học sinh.

- Phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường tổ chức Cuộc thi “Sức sống mới từ sản phẩm tái chế” cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở;

- Phổ biến thông tin và chỉ đạo Phòng Giáo dục 24 quận/huyện triển khai Cuộc thi “Sức sống mới từ sản phẩm tái chế” đến các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn;

- Hỗ trợ tuyên truyền về 3T và giới thiệu đến giáo viên và học sinh các hoạt động của Ngày hội;

- Cử đại diện vào Ban giám khảo cuộc thi.

3.2. Phòng Giáo dục và đào tạo 24 Quận/Huyện:

- Phổ biến thông tin Cuộc thi “Sức sống mới từ sản phẩm tái chế” đến các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn quận/huyện;

- Phổ biến thông tin về Ngày hội Tái chế chất thải lần 7- Năm 2014 đến các trường học trên địa bàn;

- Tiếp nhận sản phẩm dự thi và lập danh sách các sản phẩm dự thi của các trường trên địa bàn;

- Tổ chức sơ tuyển các sản phẩm dự thi và chọn ra tối đa 30 sản phẩm xuất sắc nhất vào vòng chung tuyển;

- Gửi danh sách dự thi và sản phẩm được chọn vào vòng chung tuyển về Ban tổ chức;

- Tổ chức cho các em học sinh có sản phẩm được chọn đến tham dự Ngày hội (có mặt tại Cung Văn hóa Lao động lúc 7g30 ngày 20/4/2014). Các em tham dự sẽ được nhận quà của Ngày hội;

- Cử một đại diện để liên lạc với Ban tổ chức Ngày hội.

3.3. Quỹ Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường

- Lập kế hoạch, dự trù kinh phí;

- Chủ trì tổ chức các hoạt động liên quan đến cuộc thi;

- Dự trù và chuẩn bị kinh phí tổ chức (giải thưởng, ban giám khảo, tổ chức triển lãm sản phẩm dự thi, tổ chức phát giải, hỗ trợ đối với cá nhân/tập thể dự thi…);

- Cử đại diện vào Ban giám khảo các cuộc thi.

- Chuẩn bị quà cho các em học sinh tham gia và đoạt giải.

Mọi thông tin về Cuộc thi Sức sống mới từ phế thải, vui lòng liên hệ Ban tổ chức Ngày hội Tái chế chất thải

Quỹ Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và môi trường

63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

ĐT: 3.915.1980 (gặp chị Minh Chi hay chị Phương Quyên), Fax: 3.915.1981

Website: www.hepfu.vn

Email: sucsongmoituphethai@gmail.com


Số lượt người xem: 2968    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm