■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 181 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất khu nhà ở thuộc phường 3, quận 4 do Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 4  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất tại nhà đất số 63-65 đường Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại khu đất số 2 - 4 - 6 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá tại nhà đất số 241 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 17 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng xác định giá đất đối với khu đất thuê tại số 97 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất tại số 132 đường Hàm Nghi, phường Bến Thành, quận 1  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất số 432, 434, 436, 438 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3  (25/04)
■  Đăng tải chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá căn nhà tại số 124 (1/2 căn nhà) đường Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1  (25/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
7
4
2
1
9
8
Thông tin hoạt động 24 Tháng Hai 2014 2:40:00 CH

Kế hoạch tổ chức Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 7 – Năm 2014 với chủ đề “SV 3T"

 Được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 5921/UBND-ĐTMT ngày 05 tháng 11 ngày 2013 về chủ trương thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường thành phố năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 7 - Năm 2014 với chủ đề “SV 3T”. Nội dung kế hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

Ngày 17/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược nêu rõ mục tiêu cụ thể: đến năm 2015, 60% chất thải sinh hoạt đô thị được tái sử dụng, tái chế; con số này là 85% vào năm 2020 và là 90% vào năm 2050.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, ý thức và hành vi của người dân trong tiết giảm, tái sử dụng và phân loại chất thải rắn tại nguồn (nhằm hỗ trợ cho tái chế) đóng vai trò quyết định. Kinh nghiệm thực hiện các chương trình truyền thông cho thấy sinh viên là lực lượng tri thức trẻ năng động, sáng tạo và nhiệt tình tham gia các hoạt động cộng đồng nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng. Với số lượng sinh viên đông đảo trên địa bàn thành phố, việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện các hoạt động 3T và phân loại chất thải rắn dành cho đối tượng này sẽ đem lại hiệu quả cao không chỉ trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng mà còn có thể tạo thành các trào lưu, xu hướng sống thân thiện với môi truờng thông qua thực hành 3T trong giới trẻ.

Với chủ đề “SV 3T”, Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM lần thứ 7 tập trung các hoạt động dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhằm khuyến khích thực hành Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải, với các mục đích cụ thể:

-   Gia tăng mối quan tâm và nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là sinh viên về Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải (3T) thông qua các hình thức tổ chức phù hợp, khuyến khích các trường và sinh viên áp dụng các giải pháp 3T nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường;

-   Xây dựng lực lượng tuyên truyền viên tích cực cho hoạt động 3T và phân loại rác tại nguồn;

-   Từng bước hình thành thói quen phân loại chất thải và thực hành 3T cho người dân, đặc biệt là giới trẻ, tạo thuận lợi cho việc triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn của thành phố, đồng thời thu gom các loại chất thải có thể tái chế, giảm lượng chất thải rắn thải ra môi trường và giảm chi phí xử lý chất thải rắn;

-   Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích và thiết thực cho sinh viên thành phố.

Ngoài ra, Ngày hội Tái chế chất thải lần 7 tiếp tục hoàn thiện và phát huy hơn nữa các kết quả đạt được của Ngày hội tái chế chất thải TP.HCM các năm trước, hướng tới thực hiện chỉ tiêu đến năm 2020 của Chương trình hành động số 34-CTrHĐ/TU ngày 27/11/2013 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW “phấn đấu 80% người dân áp dụng những hành vi bảo vệ môi trường đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày”.

II. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM - THÀNH PHẦN THAM DỰ

1. Thời gian:

Ngày hội Tái chế chất thải lần 7 diễn ra từ 8:00 đến 17:00 ngày Chủ nhật, 20 tháng 4 năm 2014. Các hoạt động hưởng ứng Ngày hội được triển khai 1-2 tháng trước Ngày hội.

2. Địa điểm:

Ngày hội Tái chế chất thải lần 7 được tổ chức tại Cung Văn hóa lao động.

3. Thành phần tham gia:

Thành phần tham gia Ngày hội bao gồm:

- Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố;

- Các tổ chức đoàn thể: Thành Đoàn TPHCM, Đoàn cơ sở các cấp, Hội sinh viên TPHCM, Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp, Liên đoàn Lao động TP, các hiệp hội ngành nghề…

- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước có các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, dự án liên quan đến 3T;

- Các trường đại học, các viện nghiên cứu, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tái chế chất thải;

- Đông đảo người dân thành phố.

4. Thành phần đại biểu khách mời

Bên cạnh thành phần tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày hội nêu trên, thành phần đại biểu khách mời tham dự Ngày hội bao gồm:

- Đại diện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh;

- Đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường;

- Lãnh đạo các Sở Ban Ngành của Thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải);

- Đại diện Thành Đoàn TPHCM, Hội sinh viên TPHCM, Hội liên hiệp Phụ nữ TPHCM…

- Phóng viên các báo đài,…

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Ngày hội Tái chế chất thải bao gồm các hoạt động hưởng ứng trước Ngày hội, các hoạt động trong và sau Ngày hội.

A. Các hoạt động trước Ngày hội

1.Hoạt động thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình

Phối hợp với Đoàn Thanh niên thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình (pin, bóng đèn cũ, ắc quy, bình đựng hóa chất…) trên địa bàn thành phố trước Ngày hội và trong Ngày hội (từ ngày 16/4 đến ngày 20/4/2014). Số điểm thu gom dự kiến là 100 điểm tại các quận đoàn, phường đoàn.

2. Các Cuộc thi hưởng ứng Ngày hội

a) Cuộc thi chế tạo vật dụng, mô hình Sức sống mới từ phế thải dành cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông;

b) Cuộc thi SV 3T dành cho sinh viên cao đẳng, đại học;

c) Cuộc thi thiết kế thời trang Nét đẹp 3T dành cho sinh viên cao đẳng, đại học.

3. Các hoạt động tuyên truyền

Tuyên truyền đến mọi người dân về các hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn và 3T qua các kênh thông tin truyền thông của báo đài,Thành Đoàn TP, Hội Phụ nữ… Riêng đối với sinh viên thì còn tuyên truyền thông qua hệ thống Đoàn trường và Hội sinh viên.

Xây dựng tài liệu tuyên truyền dành cho sinh viên và người dân nói chung với các nội dung: các khái niệm cơ bản về 3T, ý nghĩa của việc thực hành 3T; hướng dẫn phân loại và thải bỏ đúng các loại chất thải rắn tại gia đình và trường học; một số cách thức đơn giản thực hành 3T trong trường học; làm gì với chất thải nguy hại hộ gia đình,…

Phương thức thực hiện:

a) Tuyên truyền qua hệ thống các trường cao đẳng và đại học;

b) Tuyên truyền qua lực lượng tuyên truyền viên (Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Hội phụ nữ, các đội nhóm, câu lạc bộ môi trường) phát tờ rơi và vận động hộ dân thực hiện;

c) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, đài truyền hình);

d) Treo băng-rôn tại các khu dân cư, trường học, cơ quan, các khu công nghiệp,…

4.Các hoạt động chuẩn bị cho Ngày hội

a) Huy động lực lượng tình nguyện viên, tổ chức tập huấn 100 tình nguyện viên (1 tháng truớc Ngày hội).

b) Phối hợp với các đơn vị báo đài tuyên truyền và cổ động cho Ngày hội.

B. Các hoạt động trong Ngày hội Tái chế chất thải (từ 8:00 đến 17:00 ngày 20 tháng 4 năm 2014)

Các hoạt động tại Sân khấu chính

 

Chương trình buổi sáng:

- Đón tiếp đại biểu và khách mời;

- Văn nghệ;

- Phát biểu khai mạc Ngày hội, giới thiệu đại biểu và tuyên bố lý do;

- Phát biểu của lãnh đạo Thành phố;

- Phát biểu của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Trao giải các Cuộc thi hưởng ứng Ngày hội Tái chế;

Chương trình buổi chiều:

- Vòng chung kết cuộc thi SV 3T và Nét đẹp 3T;

- Bế mạc ngày hội.

Khu vực các gian hàng

(1) Khu vực triển lãm:

a) Gian hàng “Sức sống mới từ phế thải” triển lãm các sản phẩm đoạt giải của học sinh trong cuộc thi hưởng ứng Ngày hội;

b) Gian hàng triển lãm và hướng dẫn cách thức phân loại chất thải rắn, các quy trình tái chế các loại chất thải thông thường, chiếu phim về các vấn đề liên quan đến chất thải rắn, tái chế chất thải trên thế giới và tại Việt Nam;

c) Các gian hàng triển lãm các công nghệ, các sản phẩm tái chế, các vật dụng học tập, văn phòng phẩm thân thiện với môi trường.

(2) Khu vực thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình và các chất thải có thể tái chế

a) Gian hàng “Đổi chất thải nguy hại lấy quà”: Người dân nộp các chất thải nguy hại hộ gia đình (pin, bình đựng hóa chất, bóng đèn đã qua sử dụng)và được nhận các phần quà tương ứng (các vật dụng như bút viết, tập vở, móc khóa, đồ dùng gia dụng... từ các đơn vị tài trợ).

b) Gian hàng Thu gom vỏ chai PET, bao bì nhựa… do Quỹ Bảo vệ môi trường phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị tái chế nhựa thực hiện. Người dân giao nộp vỏ chai PET sẽ được tặng quà tương ứng.

c) Gian hàng thu gom giấy phế liệu, vỏ hộp sữa.. do Quỹ Bảo vệ môi trườngphối hợp với các đơn vị tái chế giấy, các đơn vị bao bì tiến hành. Người dân giao nộp giấy phế liệu, vỏ hộp sữa sẽ được tặng quà tương ứng.

d) Gian hàng thu gom đồ dùng học tập (sách, tập, vở, bút…) đã qua sử dụng và nhận quà tương ứng do Quỹ Bảo vệ môi trường phối với với các đơn vị sản xuất đồ dùng học tập tiến hành.

(3) Khu vực trao đổi đồ dùng vật dụng cũ

Hoạt động trao đổi đồ dùng vật dụng cũ được tổ chức phục vụ nhóm đối tượng chính là sinh viên với các hoạt động thiết thực như trao đổi tài liệu học tập, quần áo, đồ dùng vật dụng đã qua sử dụng với nhau nhằm khuyến khích tái sử dụng, giảm thiểu phát sinh chất thải.

(4) Khu vực trò chơi 3T

Khu vực trò chơi bao gồm nhiều gian hàng trò chơi với các hoạt động khác nhau dành cho mọi đối tượng người dân với các nội dung liên quan đến 3T nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các hoạt động vui chơi thú vị.

C. Các hoạt động sau Ngày hội:

- Duy trì các thông điệp để nâng cao mối quan tâm của cộng đồng về hoạt động 3T trên website Quỹ Bảo vệ môi trường, trên các kênh truyền hình, các bảng tin, báo chí…

- Thống kê lượng chất thải nguy hại, lượng chất thải có thể tái chế thu gom được và phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thịxử lý lượng chất thải nguy hại này;

- Lập báo cáo Tổng kết Ngày hội.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban Tổ chức Ngày hội Tái chế chất thải

- Chỉ đạo chung: Ủy ban nhân dân TPHCM.

- Trưởng ban: Sở Tài nguyên và Môi truờng.

Đại diện: Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Phó ban:

* Thành Đoàn TNCS TPHCM.

* Hội Sinh viên TPHCM.

- Thành viên BTC:

* Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

* Sở Giáo dục và Đào tạo;

* Sở Giao thông vận tải;

* Sở Thông tin và Truyền thông;

* Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam TPHCM;

* Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị;

* Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong;

* Đoàn trường các trường đại học, cao đẳng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

2.1 Quỹ Bảo vệ môi trường

- Lập kế hoạch, dự trù kinh phí và tổ chức thực hiện;

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và đơn vị liên quan trong việc thực hiện các các hoạt động hưởng ứng Ngày hội;

- Tiến hành các thủ tục cần thiết để tổ chức Ngày hội;

- Gửi thông cáo báo chí cho các đơn vị truyền thông, tạo sự quan tâm trong cộng đồng hưởng ứng Ngày hội;

- Phối hợp với Đoàn TNCS, Hội sinh viên các trường đại học cao đẳng tổ chức các hoạt động và cuộc thi dành cho sinh viên;

- Phối hợp với Thành Đoàn tổ chức tuyên truyền về 3T và bảo vệ môi trường; thu gom chất thải rắn nguy hại hộ gia đình tại các khu vực trên địa bàn thành phố trước và trong thời gian diễn ra Ngày hội;

- Huy động lực lượng tình nguyện viên và tổ chức tập huấn tình nguyện viên trước khi diễn ra Ngày hội;

- Phối hợp với đơn vị tổ chức sự kiện để thực hiện các nội dung, chương trình Ngày hội;

- Tìm kiếm nguồn tài trợ cho các hoạt động của Ngày hội.

2.2 Chi Cục Bảo vệ môi trường

- Hỗ trợ cung cấp các thông tin, tài liệu tuyên truyền cho người dân;

- Phối hợp với Hội Phụ nữ thành phố tổ chức hoạt động tuyên truyền về 3T.

2.3 Văn phòng Sở

Phối hợp với các đơn vị truyền thông (báo Tài nguyên Môi trường, báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Pháp Luật, Đài Phát thanh TP HCM,…) tuyên truyền về 3T và cổ động cho Ngày hội.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường tổ chức Cuộc thi “Sức sống mới từ phế thải” cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở;

- Hỗ trợ tuyên truyền về 3T và giới thiệu đến giáo viên và học sinh các hoạt động của Ngày hội;

- Phối hợp chấm giải các cuộc thi.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hỗ trợ duyệt nội dung và cấp giấy phép về việc treo băng-rôn, poster cổ động cho Ngày hội;

- Phối hợp chấm giải các cuộc thi.

5. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở VH-TT-DL về việc cấp phép treo băng-rôn.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với các cơ quan truyền thông như báo, đài, đài truyền hình đưa tin về Ngày hội Tái chế, tuyên truyền khuyến khích người dân thực hành 3T.

7. Thành đoàn TNCS TPHCM

- Phối hợp với các Quận Đoàn và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị tổ chức thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình trước Ngày hội;

- Tổ chức các gian hàng trò chơi với nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về 3T tại Ngày hội;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về 3T đến các Đoàn viên, thanh niên.

8. Hội Sinh viên TPHCM

- Phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường và Hội sinh viên các trường đại học cao đẳng để tổ chức các hoạt động, cuộc thi dành cho sinh viên;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về 3T đến sinh viên và huy động sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động của ngày hội.

9. Đoàn trường các trường đại học, cao đẳng

- Phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường để tổ chức các cuộc thi dành cho sinh viên;

- Hỗ trợ tuyên truyền về 3T và vận động sinh viên của trường tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày hội Tái chế chất thải.

10. Hội Liên hiệp phụ nữ

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn tại nguồn và 3T đến Hội phụ nữ quận/huyện, phường, xã…

- Vận động phụ nữ tham gia hưởng ứng các hoạt động của Ngày hội.

11. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị

Thu gom và xử lý chất thải nguy hại hộ gia đình từ 80 điểm thu gom trước Ngày hội và trong Ngày hội.

12. Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích thanh niên xung phong

Hỗ trợ trật tự và tổ chức các điểm giữ xe cho khách tham quan Ngày hội Tái chế chất thải.

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

TT

NỘI DUNG

T1

T2

T3

T4

T5

1

Chỉnh sửa kế hoạch và thẩm định dự toán






2

Xây dựng bộ hồ sơ vận động tài trợ






3

Gửi hồ sơ vận động tài trợ đến các đơn vị tài trợ tiềm năng






4

Liên hệ, vận động doanh nghiệp tham gia thu gom CTNH, chất thải có thể tái chế…






5

Xin giấy phép Sở VH-TT-DL






6

Liên hệ mặt bằng






7

Chuẩn bị bộ Thông cáo báo chí






8

Gửi thông cáo báo chí đến các báo, đài, phương tiện truyền thông






9

Xây dựng tài liệu tuyên truyền






10

Phát động các cuộc thi hưởng ứng NHTC






11

Huy động và tổ chức tập huấn TNV






12

Tổ chức các cuộc thi






13

Tổ chức thu gom CTNH tại 80 điểm trên địa bàn thành phố






14

Liên hệ với các đơn vị tài trợ






15

Tổ chức họp doanh nghiệp để phổ biến các thông tin cần thiết trong Ngày hội






16

Quảng bá cho Ngày hội (treo banner, phướn, phát tờ rơi….)






17

Chuẩn bị địa điểm tổ chức






18

Tổ chức Ngày hội






19

Khảo sát ý kiến doanh nghiệp và gởi thư cảm ơn sau Ngày hội






20

Thống kê, đánh giá kết quả các hoạt động hưởng ứng Ngày hội






21

Lập báo cáo tổng kết Ngày hội





 

Số lượt người xem: 8053    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm