■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
3
2
3
0
2
Chuyên đề - Giải pháp 30 Tháng Mười 2013 10:20:00 SA

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

            Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của Việt Namkhu vực Đông Nam Á với diện tích: 2.093,7 km2 , dân số: 7.162.864 (2009), diện tích rừng: 37.000 ha, tập trung ở huyện Cần Giờ (Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới (2000). Tổng chiều dài mạng lưới sông ngòi, kênh rạch: 795,5 km

I/ Đặc điểm của Biến đổi khí hậu:

-  Quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện, không thể đảo ngược được.

-  Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tât cả các lĩnh vực của sự sống ( động vật thực vật, đa dạng sinh hoc, cảnh quan, môi trường sống…..)

-  Cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề khó lường trước.

-  Nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình

-  Ngày 20/8/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biến dâng cho nước ta. Theo đó, đối với khu vực TP.HCM:

+ Nếu mực nước dâng thêm 75cm sẽ có khoảng 204km2 bị ngập (chiếm 10% tổng diện tích)

+ Khi mực biển dâng 100cm sẽ có khoảng 472km2 bị ngập.

-  Tại TP.HCM, cuối tháng 11/2009, triều cường đã đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm qua1,57m đo tại kênh Đồng Điền ở Nhà Bè.

 

 

II/ Những tác động của Biến đổi khí hậu như sau:

1/ Hiện tượng thời tiết cực đoan:

-  Những đợt nóng với nhiệt độ cao xảy ra thường xuyên hơn.

-   Hạn hán xảy ra thường xuyên hơn với quy mô rộng hơn hay kéo dài hơn.

-   Mưa lớn trở nên lớn hơn và hay xảy ra hơn.

-   Bão nhiệt đới trở nên mạnh hơn và xuất hiện ở nhiều nơi mà trước đây chưa bao giờ xảy ra.

 

 

 

2/ Thu hẹp diện tích không gian sinh tồn:

-  Thu hẹp không gian sống và canh tác ở hạ lưu hầu hết các con sông lớn

-  Các thành phố và  các khu công nghiệp ở khu vực ven biển.

-  Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

 -  Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng ven biển .

 

 

3/ Tác động đến nông nghiệp và an ninh lương thực:

-  Ảnh hưởng đến thời vụ, tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng do các điều kiện nhiệt, ẩm thay đổi.

-  Ranh giới cây trồng nhiệt đới có thể dịch chuyển.

-  Giảm diện tích đất nông nghiệp do ngập lụt và nhiễm mặn.

Giảm năng suất, sản lượng một số cây trồng do thiên tai, dịch bệnh tăng lên.

 

4/ Tác động đến thủy sản:

-  BĐKH làm thay đổi trong sinh sản và phân bố các loài cá.

-  Rừng ngập mặn suy giảm và những yếu tố môi trường thay đổi ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái của một số loài thủy sản tự nhiên.

-  Xâm nhập mặn tăng lên ảnh hưởng đến nơi sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt, hoặc phải di cư, hoặc không tồn tại được.

5/ Tác động các hạ tầng ngành năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và vùng ven biển:

-  Nước biển dâng ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, các hải cảng, cầu tàu, bến bãi, kho tàng, các hệ thống đường giao thông ven biển .

-  Sự suy giảm tài nguyên nước ảnh hưởng đến khai thác thủy điện.

-  Tăng chi phí làm mát, thông gió các công trình xây dựng, hầm lò, phương tiện giao thông.

-  Các điều kiện khí hậu xây dựng thay đổi, làm thay đổi các tiêu chuẩn xây dựng.

6/ Tác động đến sức khỏe, nghỉ ngơi và du lịch:

-  Gia tăng áp lực về nhiệt đối với cơ thể con người.

-  Tăng tỷ lệ tử vong do thiên tai, dịch bệnh.

-  Ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe liên quan đến vấn đề lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng, nơi cư trú, ô nhiễm...

-  Nước biển dâng tác động đến các bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng và khách sạn ven biển.

-  Thiên tai gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

 

III/ Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh:

1/ Mục tiêu:

-  Hoàn thiện các nghiên cứu, đánh giá chi tiết định tính và định lượng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tổng thể trong các ngành và lĩnh vực

-  Xây dựng, tích hợp và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu cho toàn thành phố

-  Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lý, phối hợp và điều hành các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố

-   Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu

-  Thực hiện một số dự án ưu tiên cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương và đã có cở sở nghiên cứu khoa học

2/ Nhiệm vụ: Tập trung ưu tiên vào kế hoạch thích ứng, nâng cao khả năng chống đỡ của cộng đồng trước những thay đổi trong tương lai của khí hậu.

2.1/ Nhóm nhiệm vụ thích ứng:

-  Xây dựng và triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học: nhằm cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn, các giải pháp hỗ trợ cho việc thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

-  Quy hoạch - đô thị: tích hợp mục tiêu thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị và kiến trúc xây dựng ; Lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu trong công tác lập, quản lý quy hoạch và quản lý đô thị

-  Tài nguyên nước: Quản lý, sử dụng tiết kiệm, chủ động phòng, chống, giảm thiểu tác hại tới tài nguyên nước do tác động của biến đổi khí hậu

2.2/ Nhóm giảm nhẹ:

-  Năng lượng: Nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm năng lượng; Nghiên cứu, phát triển, quy hoạch, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và đưa vào sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học.

-  Chất thải: Quy hoạch quản lý chất thải đô thị, nguy hại và y tế nhằm tăng cường năng lực quản lý, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng và tái chế, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn; sử dụng công nghệ hiện đại nhằm thu hồi và tận dụng khí nhà kính từ các khu vực chôn lấp chất thải.

3/ Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ:

-  Tăng cường hợp tác quốc tế

-  Cơ sở dữ liệu

-  Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực

-  Xây dựng và cập nhật Kế hoạch hành động

 

IV/ Một số chương trình hành động:

(1)      Chương trình TPHCM phát triển hướng về phía biển thích ứng với BĐKH (2011-2013).

(2)       Chương trình mục tiêu quốc gia (2010-2011).

(3)       Chương trình nâng cao nhận thức (thường xuyên).

(4)       Chương trình nâng cao năng lực (thường xuyên).

(5)       Chương trình hợp tác quốc tế (thường xuyên).

(6)      Chương trình phát triển thành phố phát thải carbon thấp (đang xây dựng, hợp tác với TP Osaka).

(7)      Chương trình MRV (đang xây dựng, hợp tác với TP Kitakyushu).

(8)      Chương trình xử lý chất thải tái sinh năng lượng (dự kiến xây dựng, hợp tác với TP Osaka).

(9)      Chương trình xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy sản xuất biogas (dự kiến xây dựng, hợp tác với TP Osaka).

(10)  Chương trình xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải, nước mưa (dự kiến xây dựng).

 

V/ Các dự án giảm phát thải Carbon tại TPHCM:

-  Xe buýt sử dụng CNG:

SGTVT đã lập đề án đầu tư mới 1.680 xe buýt với các tiêu chuẩn về khí thải hiện đại, trong đó dự kiến có hơn 300 xe buýt sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Đề án bắt đầu từ năm 2012, hiện nay vẫn đang tiếp tục. Tổng đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng,

-  Xây dựng tuyến Metro:

Dự án tuyến metro số 1 được phê duyệt năm 2007 có tổng vốn đầu tư 17.400 tỉ (Bến Thành- Suối Tiên, dài 19,7 km), khởi công 2008. Hiện nay vốn đầu tư đã điều chỉnh lên 47.325 tỉ đồng.

Tuyến Metro số 2 (Ngã tư An Sương - Thủ Thiêm) dài 19km, Ban quản lý đường sắt đô thị cho biết cố gắng cuối năm 2013 sẽ khởi công. Tổng mức đầu tư là 1,25 tỷ USD (tương đương 23.670 tỷ đồng).

TPHCM sẽ xây dựng một trung tâm điều khiển giao thông thông minh với số vốn dự kiến xây dựng  khoảng 187 triệu đô la,  bằng nguồn vốn vay ODA, dự kiến bắt đầu từ năm 2013.

Tuyến xe bus nhanh BRT số 1 trên đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ chi phí đầu tư là 155 triệu USD, trong đó 142 triệu là vốn vay ODA từ Ngân hàng thế giới WB, còn lại vốn đối ứng của thành phố.

-  Bình nước nóng năng lượng mặt trời:

Năm 2011 có khoảng 3.400 bình nước nóng năng lượng mặt trời, được sử dụng với sản lượng điện tiết kiệm thay thế khoảng 11 triệu KWh/năm. Dự kiến đến năm 2015 thì số lượng bình nước nóng tăng lên khoảng 15% tức là khoảng  3.910 bình.

-  Sử dụng hầm biogas:

Năm 2010, tổng số hầm biogas của hộ gia đình là  6.110 (8m3/ hầm) tương đương 48.800 m3.

Theo chỉ tiêu kế hoạch Chương trình vệ sinh nông thôn giai đoạn 2012-2015 xây dựng mới 4.636 hầm biogas, tương đương 37.000m3 (khí sinh học cho mục đích phát điện với suất tiêu hao nhiên liệu 0,78 m3 khí sinh học thì phát được 1kWh).

-  Dự án vệ sinh  môi trường, giảm  thất thoát nước , nhà máy nước:

Giai đoạn 1 (1993-2012), nhiệm vụ chính là cải tạo môi trường và cảnh quan lưu vực kênh Nhiêu Lộc–Thị Nghè

Giai đoạn 2 (2015-2019), mục tiêu chính của giai đoạn này là hoàn tất việc thu gom và xử lý nước thải cho lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và quận 2, với  công suất 480.000 m3/ngđ. Tổng vốn đầu tư khoảng 470 triệu USD.

-  Tăng cường mảng xanh thành phố

Năm 2012, thành phố Hồ Chí Minh trồng thêm 15.939 cây xanh đường phố. Trong năm 2013, thành phố sẽ trồng thêm 1 triệu cây xanh tại các quận huyện, tương đương với diện tích quy đổi khoảng 593 ha. Thực hiện trồng cây xanh nằm trong "Đề án trồng rừng và cây xanh TP HCM giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2020".

-  Tái chế chất thải

Thành phố đã qui hoạch và đang hoàn thiện 3 khu liên hợp (Tây Bắc, Củ Chi – 670ha, Đa Phước, Bình Chánh – 634ha và Thủ Thừa, Long An – 1.760ha) xử lý và tái chế chất thải (chất thải rắn đô thị và công nghiệp, bùn thải và chất thải nguy hại). Các dự án đốt chất thải rắn tái sinh năng lượng đang được xem xét. Nhà máy sản xuất khí sinh học từ chất thải rắn hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học đang trong giai đoạn xây dựng dự án và thử nghiệm với qui mô nhỏ.

 

VI/ Kết luận:

-  Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đóng vai trò là đầu tầu của kinh tế Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đóng góp cao nhất vào GDP của cả nước.

-  Ứng phó BĐKH là nhiệm vụ song song với phát triển kinh tế xã hội, gắn liền với phát triển bền vững.

-  Tăng trưởng xanh và phát thải carbon thấp là yêu cầu của thời đại trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.

- Phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng đang theo xu hướng sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn nguyên liệu. 

 

 


Số lượt người xem: 27418    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm