■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Foodcosa" tại số 304A Quang Trung, Phường 11, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đồng Thịnh  (17/04)
■  Công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở "Siêu thị Co.opmart Đỗ Văn Dậy" tại số 18 Đỗ Văn Dậy, ấp Tân Thới 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn TP.HCM của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với căn nhà đã xây dựng của Công ty Cổ phần ThuThiemGroup  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 15 nền đất đã đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận  (17/04)
■  Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu nhà ở Hai Thành, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Hai Thành  (17/04)
■  Thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư  (17/04)
 
  • Sống thân thiện với môi trường
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4
9
6
4
7
3
7
6
Chuyên đề - Giải pháp 08 Tháng Mười 2013 10:55:00 SA

Giải pháp phát triển bền vững đô thị xanh

 

Mảng xanh hiếm hoi ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM. Ảnh CAO CƯỜNG
Vành đai xanh (Green belt) là một chính sách được sử dụng trong kế hoạch giữ lại phần lớn ở các khu vực chưa phát triển, hoang dã, hoặc đất nông nghiệp xung quanh, lân cận đô thị.

 

Vai trò lợi ích của vành đai xanh

Tại Vương quốc Anh, vành đai xanh là một chính sách để kiểm soát phát triển đô thị. Nhằm bảo vệ vùng nông thôn khỏi bị đô thị hóa trong tương lai, thì việc tạo vùng đệm duy trì một khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và giải trí ngoài trời sẽ được áp dụng.

Mục đích cơ bản của chính sách vành đai xanh là để ngăn chặn sự mở rộng đô thị bằng cách công khai giữ đất vĩnh viễn, do đó các thuộc tính quan trọng nhất của vành đai xanh là sự công khai nó.

Vành đai xanh nếu được quy hoạch, xác định trên cơ sở phân tích rất kỹ lưỡng hiện trạng sẽ có vai trò như: Bảo vệ môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên; Cải thiện chất lượng không khí trong khu vực đô thị; Đảm bảo mục đích kết nối trung chuyển giữa đô thị và nông thôn; Bảo vệ các đặc trưng độc đáo của cộng đồng nông thôn.

Bên cạnh đó, lợi ích của vành đai xanh cũng được thể hiện: Đi bộ, cắm trại, đi xe đạp, thể thao đối với các khu vực gần với đô thị; Sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có chất lượng và giá trị cao; Khắc phục hầu hết những hạn chế phát sinh trong quá trình đô thị hoá: Nông dân mất đất trở thành thất nghiệp, môi trường thiên nhiên bị khai thác triệt để dẫn đến suy thoái; Không khí và nước sạch hơn; Sử dụng đất tốt hơn tại các khu vực trong đô thị.

Một số tồn tại, hạn chế trong các đồ án quy hoạch hiện nay

Đa số các đồ án quy hoạch đô thị tại Việt Nam đều chưa được nghiên cứu, đề xuất vành đai xanh hay còn gọi là khu vực chuyển tiếp giữa đô thị và ngoại ô. Đây là một thiếu sót lớn về hành lang pháp lý dẫn đến việc phát triển đô thị tràn lan, không bền vững.

Thực tế cho thấy rằng, quan sát bằng mắt thường thì không thể phân biệt được ranh giới giữa đô thị và ngoại ô do việc xây dựng phát triển đô thị tự phát, dàn trải, không có độ nén làm lãng phí tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng rất lớn.

Do đó việc xác định khu vực chuyển tiếp (vành đai xanh) để biến đổi thành giao diện giữa đô thị và nông thôn, với những hình thái sử dụng đa năng như: nghỉ dưỡng, vui chơi, đào tạo, nhà ở mật độ thấp, nông nghiệp hiện đại. . . nhằm khai thác vai trò và những lợi ích mà nó mang lại là rất cần thiết và bức bách. Đây là một trong những giải pháp để phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.

Giải pháp phát triển đô thị xanh, bền vững

Thứ nhất, việc xác định vành đai xanh là rất quan trọng, không những được thiết lập nhằm hạn chế phát triển đô thị tràn lan mà còn khẳng định bản sắc đô thị. Do đó, rất cần khung pháp lý để đưa công việc này vào cuộc sống.

Thứ hai, vành đai xanh là giao diện giữa đô thị và nông thôn, có mục đích kết nối trung chuyển giữa hai phần do đó phải được cân nhắc, xác định trên cơ sở phân tích rất kỹ lưỡng hiện trạng, chứ không phải ranh giới hành chính hay chính trị.

Thứ ba, phải có kế hoạch phát triển hàng loạt chương trình xã hội và sản xuất, kinh doanh (đặc biệt là an ninh lương thực và năng lượng tái tạo) để khẳng định được vành đai này.

Thứ tư, cần có giải pháp nâng cao ý thức về môi trường, năng lượng, công nghệ cũng như kết nối xã hội trong toàn vùng để hiện rõ xu hướng đánh giá chất lượng môi trường trong tương lai.

Nếu đề xuất giải pháp vành đai xanh được luật hóa và áp dụng cho các đô thị, thì các đô thị Việt Nam sẽ xây dựng phát triển theo hướng xanh và bền vững.

 


Số lượt người xem: 5384    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm